Các loại thức uống

Iced -cappucino

03:25 kstourist.com 0 Comments

Recipe by Moka

Vật Liêu:

-Kem mùi vanilla
-Cafe phin pha đậm. Hoặc cafe gì cũng được, nhưng phải pha cho đậm và để sẵn trong tủ lạnh cho thật lạnh...
-Một ít bột ca -cao

Cách làm :

Múc kem vanilla vô 3/4 ly ,rồi chế cafe lạnh vô quậy đều. Nếm lại theo ý mình. Như là 3/4 kem và 1/4 cà phê hoặc 1/2 kem và 1/2 cà phê...
Rắc bột ca-cao lên trên.
suu tam

Những bài đăng trên đây ,đa số là do tôi sưu tầm từ các trang khác .Chủ yếu là để làm công thức cho mình mỗi khi muốn thực hành thì vào blog này tìm cho dễ .Tôi sẽ luôn cố gắng ghi rỏ nguồn gốc của mỗi bài viết .Nếu có gì bất tiện và không phải ,tôi thành thật xin lỗi đồng thời xin gửi lời cám ơn những tác giả đã ghi ra những công thức nấu ăn trên .
Cám ơn các bạn đã ghé thăm

0 nhận xét:

Chè

Cocktail cầu may

03:22 kstourist.com 0 Comments


Nguyên liệu

1 trái dừa xiêm, 1/8 trái đu đủ, 1/2 trái xoài, 1/2 trái na (mãng cầu ta), 1 trái dưa hấu, 1 trái thanh long, 1 trái dâu, 30ml rượu hương dừa, đường xay.

Thực hiện

Dừa xiêm đập vỡ đôi, cạy lấy cùi, xắt sợi. Cắt 1 khoanh dưa hấu ép lấy nước. Dùng thìa tròn múc đu đủ, xoài, thanh long và dưa hấu thành miếng tròn. Mãng cầu ta, bóc vỏ, tách miếng vừa ăn.

Tất cả trái cây đều ướp lạnh ra đĩa. Trang trí dâu tây, xoài xanh xắt lát và lá bạc hà rưới 1/2 rượu hương dừa còn lại lên trên, sau cùng rắc đường xay xung quanh.

Theo Đoàn Minh Tâm
MonNgon_new.gif



Những bài đăng trên đây ,đa số là do tôi sưu tầm từ các trang khác .Chủ yếu là để làm công thức cho mình mỗi khi muốn thực hành thì vào blog này tìm cho dễ .Tôi sẽ luôn cố gắng ghi rỏ nguồn gốc của mỗi bài viết .Nếu có gì bất tiện và không phải ,tôi thành thật xin lỗi đồng thời xin gửi lời cám ơn những tác giả đã ghi ra những công thức nấu ăn trên .
Cám ơn các bạn đã ghé thăm

0 nhận xét:

Món ăn thường ngày

3 món ăn ngày thường

20:19 kstourist.com 0 Comments

Bạn hãy thêm những món ăn bình dân dưới đây vào thực đơn hàng ngày, chúng vừa ngon mà chế biến lại đơn giản, thích hợp cho những lúc bận rộn.

Bầu luộc chấm trứng

Nguyên liệu: 400g bầu, 2 quả trứng gà, muối, nước mắm.

Cách làm: Gọt vỏ bầu, rửa sạch, để ráo nước, thái miếng hình tam giác dày khoảng 0,5 cm.

Đun sôi 500ml nước, cho 1/2 thìa cà-phê muối vào (muối sẽ giúp bầu xanh và ngọt hơn), cho bầu vào luộc chín. Vớt bầu ra rổ, để ráo nước. Luộc chín hai quả trứng gà, ngâm trứng vào nước nguội, bóc vỏ. Một quả cắt khoanh tròn dày 0,5cm. Quả còn lại chẻ làm tư theo chiều dọc, cho vào bát nước mắm hoặc dằm ra tuỳ thích. Xếp bầu luộc ra đĩa cùng với trứng thái khoanh.

Cá diêu hồng nấu ngót

Nguyên liệu: 1 con cá diêu hồng (500g) làm sạch, 4 quả cà chua (khoảng 250g), 200g cần ta, 1 quả ớt sừng, 4 cọng hành lá, hạt nêm, nước mắm.

Cách làm: Rửa cá diêu hồng bằng muối cho sạch, rửa lại với nước, để ráo, khứa ngang đều 2 bên mình cá. Ướp cá với đầu hành lá và 1/2 quả ớt sừng giã nát, 2 thìa súp nước mắm ngon, để thấm gia vị 5 phút. Cần ta cắt khúc dài 5cm, cà chua thái múi, bào khoanh 1/2 quả ớt sừng còn lại.

Đun sôi 1 lít nước, thả cá vào, vớt bọt. Cá vừa chín, cho cần ta và cà chua vào. Nêm 3 thìa cà-phê hạt nêm, nấu thêm 5 phút là được.

Múc canh ra tô, rắc ớt sừng lên

Cật cháy tỏi

Nguyên liệu: 2 quả cật heo (khoảng 400g), 3 tép tỏi, 20g gừng tươi, hạt nêm, nước tương, tiêu, dầu ăn, rượu trắng.

Cách làm: Cật heo chẻ dọc, lạng bỏ mạng trắng bên trong để không hôi, chà với gừng giã nát và 30 ml rượu trắng. Rửa lại bằng nước cho sạch. Dùng dao khứa hoa (giống khứa mực). Thái miếng theo chiều ngang dày 0,5 cm. Ướp cật với 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa súp nước tương, 1/2 thìa cà-phê tiêu, tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng. Phi thơm tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, vặn lửa lớn, cho cật vào đảo nhanh tay cho miếng cật săn lại.

Bày ra đĩa, dùng nóng với nươc tương với ớt thái lát.

0 nhận xét:

Món ăn thường ngày

Canh lá khổ qua

00:23 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - Sài Gòn chắc chẳng mấy ai nghĩ rằng ngoài trái ra, khổ qua còn có thể ăn được cả lá. Lá khổ qua có thể ăn như rau mà cũng có thể dùng nấu canh.

Khổ qua thường trồng theo rẫy, sau vườn, trước nhà hoặc trên sân thượng nên rất dễ thu hái lá. Muốn có một nồi canh khổ qua ngon nên chọn những lá lành lặn, đọt non càng tốt, đem rửa sạch, cũng có thể cho thêm trái xắt mỏng nấu chung với lá nếu thấy cần.



Canh lá khổ qua nấu tôm

Trước khi nấu, cho cá trê nguyên con vào nồi nước đang sôi. Đến khi cá chín mới vớt ra giẻ lấy thịt, ướp thêm nước mắm, tiêu, hành và chút bột nêm (không cần bột ngọt và đường vì hai loại này sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của lá khổ qua). Kế đến cho hết lá khổ qua vào nồi và sau cùng là cá đã ướp sẵn. Canh lá khổ qua nấu cá trê vừa đắng vừa ngọt, một vị ngọt đậm đà, không giống với bất cứ loại rau nào khác.

Trái và lá khổ qua là món ăn nên thuốc nhất. Khổ qua có nơi còn gọi là mướp đắng, tên khoa học là Momordica charantia L, một loại dây leo không những trồng để ăn trái mà còn dùng lá để nấu canh. Ngon nhất là nấu với cá trê vàng.

Theo sách cổ Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, không độc. Trái và lá đều có thể làm thức ăn, còn là vị thuốc mát chữa được ho và sốt. Nước ép của lá khổ qua còn dùng làm thuốc có tác dụng chữa giun.

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Cá thài bai ở Sài Gòn

00:11 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - Cá thài bai không chỉ có ở cửa sông Trà mà còn có ở cửa sông Đà Rằng. Người dân Quảng Ngãi và Phú Yên đang cố giành sở hữu loại đặc sản này bằng những món ăn.
Cá thài bai cũng không có quanh năm mà chỉ rộ lên trước và sau tết ít lâu. Cá thài bai khi rửa phải đãi kỹ nếu không dễ bị lẫn sạn. Món đầu tiên hấp dẫn nhất khi cá còn tươi rói là làm gỏi. Mỗi nơi có trải nghiệm riêng về công thức gỏi, nhưng tựu trung cũng không ngoài loại nước cốt làm tái thịt cá, rau mùi – cả một nghệ thuật, phải nhiều lần thử và sai để đạt được loại rau mùi “hạp” với cá nhất, đậu béo rang vừa tạo mùi vừa tạo béo – vì cá bé tí nên mè hợp với cá hơn là đậu phộng. Khi dọn ra thường dùng bánh tráng cuốn cá với rau sống. Và như thế không thể không có một chén nước mắm chấm vừa miệng – cá đã có chua, có béo, nước chấm có thêm một thoáng ngót nữa để hoà với vị ngọt cái tươi của cá là số dách. Rồi nữa, nếu có lát gừng chua cho mỗi cuốn bánh thì bản hoà tấu càng lạ hơn.

Thói quen của người xứ Quảng thường hấp, chiên và ram (chiên ít mỡ, lửa nhỏ). Người Phú Yên lại hết lời ca ngợi món cá thài bai nấu cháo với đậu cút. Nhưng cá thài bai om với nghệ cũng là một gợi ý độc đáo. Và sau nữa là cá thài bai lăn bột chiên.

Nếu người ăn có cả ký ức về những con sông miền Trung khi hiền hoà khi dữ dội, về loài cá con cố vượt dòng tìm lại cố xứ nơi mẹ chúng ra đi tìm đến tận cửa sông để đẻ chúng, có lẽ đó mới là cái ngon tiềm tụ trong con cá thài bai…

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Tiên Yên đệ nhất gà đồi

00:07 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - “ Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, Gà Tiên Yên”, đã đến Quảng Ninh là bạn sẽ được nghe câu “tổng kết” dân gian này .

Tiên Yên là một huyện bán sơn địa thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên... Ở đây có món đặc sản gà đồi trứ danh.

Gà đồi nấu nấm
Gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương ở đây truyền đời được nuôi thả rong, hàng ngày chúng “cuốc bộ” lang thang trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Chiều xuống, về vườn, lũ gà này lại có thói quen bay lên ngủ trên các cành cây. Người ta nói vì những cuộc “bộ hành” và “phi hành” triền miên ấy và nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; béo mà không ngậy. Người các nơi còn gọi giống gà này là “gà râu”, vì dưới mỏ con gà mái lại có túm lông dài.
Gà đồi

Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, vẫn không “khuất” cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất: luộc. Nhìn con gà Tiên Yên sau khi luộc, bạn khó tin là nó chỉ được luộc một cách thông thường, vì da nó vàng ươm như có thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, bạn có thể ngậy vì chất béo, nhưng khi cắn một miếng, bạn mới thấy nó thật giòn và ngọt.

Ăn thịt gà ở Tiên Yên, không thể thiếu món ăn kèm là bánh gật gù. Bánh gật gù là bánh tráng tươi cuốn thành từng cuộn cỡ ngón chân cái. Bánh được tráng bằng bột gạo. Bí quyết để bánh dai và giòn là khi xay bột người ta trộn vào gạo ít cơm nguội và khi tráng phải có độ dày vừa phải không mỏng như bánh cuốn, nhưng cũng không dày như bánh đa. Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Dù ăn kèm thịt gà, nhưng bánh gật gù vẫn có loại nước chấm riêng được làm từ mỡ gà rán hoà với nước mắm cốt, hành khô, tỏi, ớt…

Nhưng, cho đến bây giờ, muốn ăn gà Tiên Yên, chỉ một cách là bạn phải đến Tiên Yên.



Gà luộc Tiên Yên

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Cá mòi sông Thu Bồn

00:04 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - Quảng Nam : Cá mòi sông có lúc đã vô cùng hiếm. Thế mà, thật bất ngờ, ở sông Thu Bồn sau vài năm cấm đào đãi vàng ở thượng nguồn, cá mòi đã xuất hiện trở lại .
Sông Thu Bồn dài tới 200 cây số, nhưng chẳng hiểu vì sao, cá mòi tập trung nhiều nhất ở đoạn sông chảy qua hai xã Duy Tân (Duy Xuyên) và Đại Thắng (Đại Lộc) . Đặc biệt là tụ về rất đông ở khu vực làng Thu Bồn (Duy Tân).

Ở đây có chợ Thu Bồn, lăng bà Thu Bồn và nằm sát bên sông Thu Bồn. Gia đình các ông Trần Phu, Trần Quảng, Nguyễn Cúc và một vài hộ khác ở làng Thu Bồn đã tổ chức đơm đó, đặt nò để bắt cá, dụ cá. Những lúc được mùa, có ngày đánh bắt vài trăm ký cá mòi, bán không hết, phải làm mắm, hoặc phơi khô để ăn và bán cho bà con những ngày đông giá. Nhóm những món ăn từ cá mòi sông Thu Bồn khá phong phú và riêng có của làng mang tên Thu Bồn như: mì Quảng nhân cá mòi, chả cá mòi chiên, ram cá mòi, gỏi cá mòi.

Cá mòi sông hơi giống cá trích biển, nhưng trắng hơn, lớn bằng 2 – 3 ngón tay. Cá mòi vừa đánh, bắt từ sông lên, thân còn quẫy, da còn tươi rói, miệng còn ngáp ngáp được rửa sạch, khứa ngang nhiều vết trên thân đem chiên giòn, hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn để làm chả cá. Trong nồi nhưn của mì Quảng, ngoài các món phụ như thịt heo ba chỉ, tôm sông, có món cá mòi um, chả cá mòi chiên dậy mùi, bùi, béo ngậy. Món mì Quảng cá mòi sẽ ngon hơn nữa nếu có chiếc bánh tráng gạo mè giòn tan và món rau xanh có nhiều bắp chuối cộng thêm trái ớt xanh cắn phụp một phát giòn rụm.

Riêng cánh nhậu, nhiều người mê món gỏi cá mòi, ram cá mòi nhấm nháp với rượu gạo quê chính hiệu.

Món cháo cá mòi, nửa khuya, khi bà con thức chăn tằm, hoặc đi giao lưu hò khoan đối đáp về đói bụng, không gì bằng hớp một bát cháo cá mòi sông Thu Bồn, mồ hôi túa ra, ngả mình đánh một giấc để sớm mai đi làm đồng.


Cửa sông Thu Bồn



Mình rất thích sông Thu Bồn, khung cảnh bên sông có cảm tưởng như đang ở Vinice - dù mình vẫn chưa được đặt chân đến đó !



Thu Bồn, Hội An

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Đặc sản Bình Thuận

Bánh hỏi cháo lòng

00:01 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - Phú Yên

- Trên đường thiên lý Bắc Nam, nếu có dịp bạn hãy dừng chân ghé quán Hòa Đa (xã An Mỹ - Tuy An) để thưởng thức món bánh hỏi cháo lòng – thứ đặc sản dân dã nhưng đậm đà ý vị của vùng quê Phú Yên. Quán Hòa Đa được vợ chồng anh Quang và chị Từ Tâm mở cách đây hai năm nhưng đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân quen thuộc của cánh lái xe đường dài.


Nhờ nằm trên trục lộ giao thông chính nên hai món ăn này - bánh hỏi và cháo lòng - không chỉ thu hút được khách nội tỉnh mà còn trở thành “đặc sản” hấp dẫn khách ngoại tỉnh... Quán Hòa Đa chỉ mở một buổi duy nhất là buổi sáng để chủ yếu phục vụ khách thuận đường ngang qua, dừng chân nghỉ ngơi ăn sáng. Cả hai món - bánh hỏi quấn bánh tráng và cháo lòng - đều là những món ăn quen thuộc, bình dân nhưng qua bàn tay chế biến của chủ quán đã trở thành những món khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.

Theo chị Từ Tâm, để món ăn có chỗ đứng trong lòng khách hàng, đòi hỏi cần có sự chọn lựa kỹ lưỡng ngay từ lúc chọn nguyên liệu. Điều đặc biệt hơn hết là chị đều dùng nguyên liệu tại chỗ.

Trước hết là tận dụng bánh tráng Hòa Đa có ưu điểm được tráng bằng thứ bột gạo trong vắt nhưng lại có độ dẻo, không dai và không bị nhão một khi nhúng nước quá lâu. Tiếp đó thịt heo là những phần thịt đùi ngon nhất mà theo chị “lựa mười, chỉ ưng ý được một”. Để có nguồn thịt heo cung cấp ổn định cho quán, chị chủ động đặt sẵn với chủ chăn nuôi ưu tiên những lứa heo mới lớn, đúng tuổi.

Nhưng đậm đà nhất vẫn là nước mắm. Đó là thứ nước nhìn vào sóng sánh rất bắt mắt, khi nếm, một lúc lâu sau vẫn còn vị mặn, mùi thơm đọng trên đầu lưỡi. Chị Tâm lấy nước mắm từ “lò” của chị ruột - chuyên cung cấp cho quán và làm theo đặt hàng chứ không đem tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Chỉ cần lấy bánh tráng quấn bánh hỏi, thêm một ít rau, thịt heo, rồi nhúng vào chén nước mắm có đâm chút ớt, nhai chậm rãi là đảm bảo vị giác của khách sẽ được kích thích tối đa. Thưởng thức xong món bánh tráng cuốn bánh hỏi, khách lại làm ấm bụng bằng một tô cháo lòng nghi ngút khói, thơm lừng. Anh Nghĩa trú tại Di Linh (Lâm Đồng) cho biết : Năm ngoái, đi ngang qua Phú Yên, tôi xe dừng ở quán này , nhờ đó tôi mới có dịp phát hiện 2 món “ruột” của quán. Sau đó, hễ lần nào có dịp đi ngang qua đây, tôi đều gợi ý bác tài ghé vào… Còn anh Tân (TP Tuy Hoà) thì tâm đắc : Lâu lâu tôi lại “hú” mấy đứa bạn chạy mười mấy cây số ra Hòa Đa để ăn bánh hỏi, cháo lòng, kèm một xị lai rai cho vui. Phú Yên mình nhiều nơi có món này nhưng theo tôi, ở Hòa Đa là… số dách!

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Đặc sản Bình Thuận

Rộn ràng mùa ốc ruốc

23:53 kstourist.com 0 Comments

Bình Thuận , Ninh Thuận, Phú Yên: - Khi cây mãng cầu qua những ngày trụi lá, giờ đã bật lên những đọt non cũng là lúc nông dân vùng ven biển ra bãi thăm dò, mò cào ốc ruốc. Loài sinh vật biển này chỉ bằng mút đũa, vỏ láng, óng ánh sắc màu; có con màu ruốc, con lấm chấm màu gạch, con rằn ri xám tro; ruột ốc chỉ có một chút thịt bằng chân tăm xỉa răng. Ít ai ngờ con ốc nhỏ nhoi lại giúp nông dân có được đồng ra đồng vô đắp đổi chợ búa trong khi chờ đợi mùa vụ.


(Thảnh thơi ngồi .. lể ốc)


ĐI CÀO ỐC RUỐC

Mùa ốc ruốc bắt đầu từ tháng hai âm lịch. Chờ lúc con nước rọt, bờ biển sóng lặng, vào khoảng 2-3 giờ sáng, dân cào ốc ruốc ở Tuy Hòa dậy sớm gọi nhau ơi ới, xe máy nổ giòn, họ phóng đi tứ tản ra các bãi biển từ Tuy Hòa, Tuy An và xa nhất là đèo Nại – Sông Cầu. Nơi nào bãi biển có cát là họ sà xuống, dầm mình, dúi que cào xuống nước ở độ sâu trên đầu gối, rồi trườn ra ở độ sâu hơn tới lưng quần, có chỗ sâu tới ngực. Họ dừng lại kéo từng nhát ốc lẫn cát vào bờ, vụt lên giũ xuống, đãi ốc trong nước – cát theo nước ra ngoài, ốc nằm lại trong túi lưới mùng. Nhát nào “trúng đậm” là 5-7 ký, nhát nào thưa cũng được vài ba ký. Khi số bao mang theo đã chứa đầy ốc là vác cào lên bờ về nhà. Hôm nào xe máy tải không hết ốc, họ phải nhờ xe buýt.

Ốc về, ngâm nước ngọt, đãi sạch cát, luộc chín, bỏ chợ. Nhả ốc trộng hơn (lớn) giá sỉ 4.000 đồng/ký, ốc nhỏ 2.000-3.000 đồng/ký. Bình quân mỗi ngày một chuyến đi cào ốc ruốc, trừ chi phí xăng xe, một lao động kiếm được trên dưới 100.000 đồng. Cào ốc ruốc là công việc của đàn ông, thanh niên có sức khỏe. Mỗi lần đi cào ốc, ít nhất phải hơn 4 giờ ngâm mình, chịu lạnh trong nước biển. Cào ốc như người đi mót lúa, chịu khó “năng nhặt chặt bị”, ai làm lớt phớt phải về tay không, tốn xăng xe và thời gian.


(Rửa ốc, chuẩn bị luộc để mang ra chợ )

THẢNH THƠI NGỒI CHƠI, LỂ ỐC

Dậy từ 3 giờ sáng, chị Thoa xóm tôi lục đục luộc ốc, cho vào bao, kèm theo túi gai bàn chải, chở ốc vô chợ Tuy Hòa bán sỉ. Tôi thắc mắc, ngày nào cũng có hàng chục bao, tính cả tấn ốc vào chợ đều được “nuốt sạch” mà không xảy ra tình trạng ế ẩm, trả treo, ép giá như hàng hóa nông sản khác. Ngồi ăn hết một bụm ốc, mất vài chục phút, béo bổ cái nỗi gì mà ốc ruốc không bị “đắt đồng ế chợ”. Nghe vậy, chị Thoa giải thích: “Anh cứ ăn thử vài lần, lể ốc quen tay là thấy ghiền liền hà!”. Chị Thoa nói rằng, ốc ruốc là thứ ăn chơi, ruột ốc tuy nhỏ nhưng mỗi lần dùng gai bàn chải “khèo” nó ra khỏi vỏ là một cái thú. Khi đưa thịt ốc vào đầu lưỡi, nhăm nhắp một chút, vị mặn ngon ngọt, thơm lờ, trôi tuột là dịch vị kích thích phải nhanh tay khèo cái nữa, cái nữa… một ký ốc mấy bà, mấy cô bán hàng ngoài chợ ngồi lể trong “nháy mắt” (ý muốn nói là lể ốc cực nhanh) 2000 đồng lon, 4 lon 1 ký, ăn hết ký này, ăn sang ký nữa không biết no mà chưa thấy đã thèm. Ăn thứ gì “no mất ngon”, chứ riêng ốc ruốc, ăn càng nhiều càng thấy “ghiền nặng”, chưa thấy ai biết ớn là gì !

“Thảnh thơi ngồi chơi, lể ốc” là câu nói quen miệng của nhiều người. Những người ngồi chợ bán hàng, trẻ con, học sinh, sinh viên vùng biển rạo ực đợi mùa, rỗi việc là ăn ốc ruốc. Ai cũng tranh thủ thưởng thức hương vị quê nhà, vì mỗi năm chỉ có một mùa. Từ tháng hai đến tháng tư, ốc ruốc theo sóng dạt vào bờ, làm quà tặng cho đời và gợi nhớ cho những ai ưa “ăn để thưởng thức” về một loài ốc biển nhỏ nhoi nhưng giàu phong vị, trước khi vỏ của chúng trở thành những… tấm mành mỹ nghệ nhiều màu, được xuất khẩu sang nhiều nước !


Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Đặc sản xứ Nghệ

Lươn đồng xứ Nghệ

23:49 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam - Nghệ An có nhiều đặc sản, gắn với tên các địa danh trong tỉnh để khẳng định thương hiệu như: cà pháo Nghi Lộc, nước mắm Diễn Châu, cam Xạ Đoài, khoai Thanh Chương, "nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn"… Tuy nhiên, khó có thể bỏ qua món cháo lươn mà như không nơi nào sánh được.

Lươn đem chế biến là lươn đồng, không phải loại lươn nuôi đại trà. Lươn lọc thịt ướp gia vị xào, xương sống lươn giã giập, lấy nấu nước xúp. Ở đây người ta bắt lươn bằng trúm - một cái ống nứa dài khoảng 5 tấc, một đầu cho lươn chui vào, một đầu bịt kín có chừa mấy lỗ thông hơi, phòng lươn bị chết ngạt. Ban đêm người ta đặt trúm, sáng sớm lấy về, có khi xổ ra mỗi ống cũng được 4-5 con.

Quán cháo lươn trên đường Lê Mao, cạnh một trường tiểu học chật ních vừa xe máy, ô tô đậu dài dài. Thực khách lớp trong, lớp ngoài xì xà, xì xụp. Tìm được một cái bàn trống cho đoàn khoảng 7 người vào giờ cao điểm buổi sáng thật khó khăn.

Những miếng thịt lươn được chẻ hai, chẻ ba như hoa nở đặc sánh tô xúp. Hành phi, hành hoa… trên mặt kích thích thêm vị giác của thực khách. Vắt tí chanh, nêm tí nước mắm, rắc chút tiêu… cho vừa miệng.

Đầu tiên là chấm ăn với bánh mì. Vị béo và ngọt của nước xúp, thêm miếng thịt lươn dai mềm, dễ dàng phân biệt được thịt lươn nuôi với lươn ruộng (như kiểu gà ta và gà công nghiệp vậy!). Thứ đến, những đĩa bánh ướt vừa mới tráng xong, bên trên chỉ bỏ một ít hành phi, xẻ vào tô từng người. Một hương vị khác nữa của món xúp lươn. Đó là sự tổng hợp của món phở Bắc và món bánh ướt, ngon và lạ miệng.

Cuối cùng mới đến cháo. Những tô cháo hoa bốc khói lần lượt được san sẻ vào các tô xúp. Giờ mới đích thực là cháo lươn Nghệ An. Những miếng thịt lươn vẫn còn đủ để làm "nền" cho cháo hoa. Không thể phân biệt được đâu là cháo, đâu là xúp, vì tất cả như hoà quyện nhau.

Đến tô cháo lươn vừa hết là no nê và thoả thích. Một món ăn mà "ba trong một" - chỉ cần một lần ăn sáng lại được thưởng thức đến ba món khác nhau.

Miếng thịt lươn xứ Nghệ thơm, ngọt, có mùi nghệ, mùi rau răm, rau ngổ… Những miếng bánh ướt óng mỡ thấm vị béo của nước dùng, dai dai trong miệng; đặc biệt vị ngọt của cháo hoa trong tô xúp lươn, vừa cay, vừa nồng...

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Đặc sản Ninh Thuận

Cơm gà Ninh Thuận

23:46 kstourist.com 0 Comments


Ẩm thực Việt Nam - Du khách gần xa mỗi khi đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Ninh Thuận thường được thưởng thức món cơm gà nổi tiếng thơm ngon tại các tiệm ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

Loại gà để làm nên món cơm gà nổi tiếng ở đây là những con gà mái thả vườn. Những con gà này được nuôi thả trong những trang trại chăn nuôi trên vùng đất đồi núi. Người ta không dùng gà tơ để làm món cơm gà vì thịt gà tơ nhạt và rất mềm, mà chọn loại gà mái vừa mới đẻ trứng lần đầu, có màu da vàng ươm. Muốn lựa chọn gà ngon, đúng lứa, chủ tiệm cơm gà phải có kinh nghiệm "bí truyền" và mua với giá đắt hơn nhiều lần so với các loại gà khác.

Chọn gà đã khó, nấu cơm lại càng khó hơn. Các loại nước tỏi, gừng, muối... được tao với dầu ăn, sau đó trộn chung với gạo dẻo. Khi nước sôi, người ta đổ gạo vào nồi, đậy kín nắp. Người nấu cơm phải canh chừng lửa, khi nồi cơm vừa cạn nước là phải chuyển sang lò than để hấp nóng. Cách nấu này làm cho từng hạt cơm săn chắc nhưng lại dẻo. Khi cơm gà được "lên mâm, lên bát", thực khách sẽ không kìm lòng được bởi mới nhìn đã bắt mắt và bị quyến rũ bởi mùi thơm lan tỏa. Dùng với cơm gà có 3 loại thức chấm đặc biệt: nước hèm rượu pha với nước mắm, nước mắm pha đường nấu sền sệt với ớt giã nhuyễn, muối ớt hành và một đĩa rau răm. Con gà sau khi hấp chín, được chặt thành từng miếng lớn và dọn ra đĩa để khách lựa chọn. Một đĩa gà có từ 5 đến 10 miếng, nhưng bạn dùng miếng nào thì chủ tiệm tính tiền miếng đó, giá rất phải chăng.

Khi ăn cơm gà, bạn nhớ dùng tay để xé từng sớ thịt. Như thế mới tận hưởng hết hương vị đặc biệt của món cơm gà mà chỉ Ninh Thuận mới có.

Vietnam Food & Drink

0 nhận xét:

Đặc sản Bình Thuận

Ếch oàng Bắc Bình - Bình Thuận

23:41 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam

- Mưa đầu mùa ở Bắc Bình (Bình Thuận) thường vào những ngày tháng tư âm lịch. Sau một trận mưa lớn, đồng ruộng nương rẫy xuất hiện cơ man nào là ếch. Ngoài những loại thường bắt gặp còn có ếch oàng. Giống ếch này không lớn, chỉ to bằng nắm tay đứa bé lên ba, nó tròn và chậm chạp. Da ếch bóng loáng, trên lưng có những chấm màu nâu đất pha đen, hài hòa khá đẹp mắt. Đầu ếch oàng nhỏ, bụng phình to, chân tay ngắn. Ếch oàng thuộc họ lưỡng thê nhưng đặc tính sinh học của nó không phải ai cũng nhận ra. Quanh năm ít ai bắt gặp nó trên ruộng đồng, ngoại trừ đào đất, thảng hoặc mới chợt thấy một vài con. Chờ cơn mưa đầu mùa ập xuống là trứng từ dưới đất ngoi lên kiếm mồi và sinh nở. Đến cơn mưa thứ hai của mùa mưa, không ai còn gặp chúng nữa.

Tiếng gọi nhau của chúng "ềnh... oàng" ''ềnh... oàng" nghe vang động cả một góc trời. Phải chăng vì vậy mà dân địa phương gọi chúng là ếch oàng? Đi soi ếch là cái thú của dân làng trong dịp này. Chỉ cần một ngọn đuốc là đủ bắt được mấy trăm con trong một đêm. Đây là mùa sinh sản của ếch, nên trứng của chúng nổi lềnh bềnh đen ngòm mặt nước.

Ếch oàng là một món ăn rất thú vị: Dân sành ở Bắc Bình không bao giờ mổ bụng, lột da ếch như mọi nơi mà cứ để nguyên con đem rửa sạch rồi thả vào nồi nước đun sôi một lát cho ra hết chất nhờn ở da. Vớt ếch ra, nướng trên lò than hồng. Mỡ cháy xèo xèo, mùi thơm bốc bay nghi ngút hòa vào mùi đất ẩm quện nhập trong cái nắng nhè nhẹ của mùa mưa thì hấp dẫn lạ thường! Nướng chín ếch mới rạch bụng móc bỏ bao tử, rồi chỉ cần một đĩa muối, tiêu, rau răm là có món nhậu tốt. Món ếch oàng nhắm với "đế gò Đen" thì thật tuyệt. Cái thú là chỉ được ăn thịt ếch oàng có một lần trong năm, vì vậy mà cánh nhậu còn có món "khô ếch" để có thể lai rai trong năm.

Chẳng biết ngoài Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc ra, còn ở đâu có ếch oàng nữa không? Người dân nơi đây ai cũng biết món ăn độc đáo này. Tuy mộc mạc, quê mùa nhưng đã một lần nếm qua, hẳn là suốt đời sẽ không quên cái hương vị của đồng nội thiên nhiên Bắc Bình.


Vietnam Food And Drink

0 nhận xét:

Canh măng nấu cá kình

02:46 kstourist.com 0 Comments

Ẩm Thực Việt Nam

Canh măng chua nấu cá kình đánh từ phá Tam Giang có cái thần riêng. Hình ảnh tô canh với màu vàng óng ánh gắn với tên cái phá nổi tiếng trong lịch sử, cộng với sự chăm chút của đầu bếp Huế khiến cho cái ngon của nó bước vào hàng khanh tướng.


Chỉ có người Huế mới gọi loại cá lớn bằng 2 -3 ngón tay này là cá kình. Lúc cá chỉ bằng ngón tay hoặc nhỏ hơn, nó lại có tên là cá rò.


Thịt cá rò mềm - đặc biệt là cá rò ở phá Tam Giang - cho ra đời một món mắm rất mực Huế là mắm rò. Căn cơ hơn nữa là mắm rò làng Chuồng của Huế.


Phá Tam Giang hiện đã bị tàn phá nhiều, không còn là nơi dưỡng ngư lý tưởng. Cá kình cũng như nhiều loại cá khác ở phá này sắp sửa tuyệt chủng. Vì vậy, những tô canh cá kình nấu măng (nhất là măng giang trên đầu nguồn sông Hương) mà bạn đang ăn ở Sài Gòn giờ đây có thể là những tô canh cá kình cuối cùng.


Dân gian bảo rằng cá kình ngon ở chỗ ngọt thịt, lại có bộ ruột hơi đăng đắng tuyệt hảo, trị được chứng mất ngủ. Chuyện trị mất ngủ có đúng không chẳng biết, nhưng giữa mùa nóng này, việc gọi một tô canh cá kình, ngồi nhai phần đầu và ruột rồi ăn con cá be bé không bằng hai ngón tay cũng thú như những bà mẹ ngày xưa ngồi tủn mủn lể từng con ốc gạo miền Trung chỉ to bằng đầu đũa.


Vietnam Food And Drink

0 nhận xét:

Bún bò Huế

02:44 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam

Nấu một nồi bún ngon theo cách của người Huế là cả một quá trình chiêm nghiệm, tìm tòi của " người xưa. Bún sợi phải mềm và dai, ớt, ngọt. Những quán bún nổi tiếng ở Huế không tự mình làm bún mà họ phải mua ở làng Vân Cù, Bao Vinh - hai làng chuyên làm bún cách Huế chừng 5-10 km.
Ngoài sợi bún, bí quyết nhà nghề nằm trong nồi nước xảo, nước bún trong, nếm vào chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm đạt được hai yêu cầu đó đã là khó, nhưng để cho khách gật gù với món ăn mình đang thưởng thức thì người nấu phải có một bí quyết nêm gia vị, mà cụ thể là nghệ thuật nêm mắm ruốc, vị đặc trưng của bún bò Huế


.
Làm sao cho nước vẫn trong, đậm đà mà không nghe mùi ruốc, phải là ruốc Thuận An, hoà vào trong một xoong nước riêng, nấu sôi, vớt sạch bọt, để thật nguội chỉ lấy nước trong trên cùng để nấu. Có như vậy mới tránh được hôi ruốc. Việc chọn thịt để nấu cũng là một khâu quan trọng thịt phải tươi. Chính vì thế, mà những người bán bún ở Huế phải dậy từ 3 giờ sáng đến lò mổ để lấy thịt. Với một nồi bún Huế, người nấu phải ỳ tứ theo mùa. Mùa hè thì vị muối nhạt hơn, bên cạnh bao giờ cũng có đĩa rau sống với giá, bắp chuối sứ, rau thơm, ngò trông vừa bắt mắt mà ăn lại đỡ ớn.


Mùa Đông Huế đặc biệt với mưa dầm dề, lạnh cắt thịt da, người nấu bún phải chú ý nêm vị đậm hơn, bên cạnh đó thêm vài lá sả vào nồi nước bún, chỉ ngửi mùi thơm của sả thôi đã thấy thêm ấm lòng dù ngoài trời mưa tầm tã. Ngay cả chén nước mắm để dùng thêm với bún bò Huế cũng phải chú ý: phải là loại nước mắm cá vàng hươm, ớt chín đỏ xắt mỏng từng lát dầm nước mắm.

Khách muốn ăn cay, dùng thêm lát ớt mỏng, không "nghe" mùi cay nồng của ớt mà chỉ thấy cay ấm đậm lạ lùng! Lúc ấy đâu còn là tô bún bò đặc sản nữa mà lúc ắt bạn phải đối diện tâm sự với cô hàng bún về sông nước Hương Giang, về những cái gì đang tiềm ẩn bên trong con người xứ Huế đấy chứ.

Vietnam Food And Drink

0 nhận xét:

Đặc sản Tây Ninh

Bánh canh Trảng Bàng

02:42 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam

Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Trên tuyến TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.


Bánh canh Trảng Bàng trở nên nổi tiếng nhờ tên gọi dễ nhớ bởi nó gắn liền với tên hành chính địa phương. Chính nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các lò bánh ở địa phương nên những huyền thoại về bánh canh Trảng Bàng không những không bị mai một mà ngày càng ngon hơn và hấp dẫn hơn, quen thuộc hơn. Mỗi lò đều cố gắng thu hút du khách bằng bí quyết riêng của mình trong từng con bánh, từng loại gia vị và cách pha chế gia truyền của mỗi lò. Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo.


Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.


Phố nghề, làng nghề truyền thống bánh canh Trảng Bàng đang là những thông tin cho du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, sự khác nhau của hương vị 3 miền đất nước Bắc Trung Nam. Bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của xe du lịch trên quốc lộ 22.


Vú nàng Dốc Lết, gỏi ốc Bình Châu, chem chép Bình Đại, nem Thủ Đức, bánh canh Trảng Bàng không chỉ là những món ăn thông thường mà còn là những sản phẩm du lịch có giá trị và mang đậm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam

Vietnam Food And Drink

0 nhận xét:

Mì Quảng

02:40 kstourist.com 0 Comments

Ẩm thực Việt Nam

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam. Đó là Mì Quảng. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũ ng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên nhũng cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.


Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi :


"Mì em mới trắng còn tươi
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầỵ.."


Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không làm cho bạn thất vọng đâụ Này nhé, nhửng người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hôị đủ các thứ sau đây: Mì đuợc thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhưn (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Bộ. Còn nữa mì ngon là ngon từ lá Mì kia, lá mì không được dẻo quá mà củng không quá tơi, tô Mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá Mì bị gây ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần. Về nuớc lèo, nuớc phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt nữạ Nhiều gia vị quá, nuớc lèo làm cho tô Mì loè loẹt và đôi khi át mất huơng vị đồng quê Ăn Mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, ăn một hơi vài ba tô cho căng bụng mới thấy nó ngon đến cở nào Gắp một đũa Mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nuớc lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô Mì đầy đặn, bên nhửng chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng đuợc rải đều. làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngaỵ Và đúng là phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng kiạ Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt...


Mì Quảng - ngay từ bản thân nó đả không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số " biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị : 1 cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôi.


Có một điều, ăn Mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của đậu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn..


Xin mời các bạn hảy ghé đến với quê hương chúng toi, món Mì Quảng nhất đinh sẽ làm vừa lòng các bạn và chắc chắn khi ra về bạn không thể nào quên được...

Vietnam Food and Drink

0 nhận xét:

Triết lý ẩm thực Việt

Thực Dụng và Thích Ứng

02:01 kstourist.com 0 Comments

Ngoài ra, cần phải nói đến nguyên lý thực dụng và nguyên lý thích ứng, tức biến đổi trong nghệ thuật ăn uống. Người Việt, tự bản tính, và do địa lý cũng như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có óc thực dụng, và nhậy cảm thích ứng với hoàn cảnh. Thực dụng và ứng dụng do đó là những đặc tính chung thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh. Những đặc tính này đều phản ánh trong các món ăn, cách nấu nướng Việt. Những chất liệu, hay những thức ăn mà người ngoại quốc vất bỏ, đều được tận dụng chế biến thành những món ăn bất hủ: mề gà, chân gà, tim gan gà, lòng lợn, lòng chó…Đặc biệt xương sẩu được ta chế biến thành những bát canh, nước lèo, hay đồ nhắm rất ngon ngọt. Đặc tính thực dụng này cũng thấy nơi việc người Viêt tận dụng mọi thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho. Rau muống (người Tầu gần đây mới ăn), rau dền, rau lang, mướp đắng, rau dại… không có loại gì mà người Việt bỏ qua. Làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ, tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh động mà họ có thể chế biến mọi thức, mọi loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món ăn, món nhắm thuần túy. Phở là một ví dụ, Sầu riêng lại là một ví dụ khác. Biến một loại trái cây có mùi khó ngửi như sầu riêng trở thành một món nhắm hay món tráng miệng thơm tho, khiến ta mê mệt chỉ có thể thấy nớI ngườI Việt. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, sầu riêng nhắm với whisky hay cognac (theo Nguyễn Tuân) thì “hết sảy.” Nói tóm lại, hai nguyên lý thực dụng và thích ứng biến động có thể thấy trong bất cứ món ăn gọi là đặc sản của cả 3 miền Bắc Trung Nam.

Kết Luận

Đã có khá nhiều người từng viết về văn hóa ẩm thực của người Việt, và chúng ta có thể nhận ra những điều hay, thú vị. Những bài viết của Trần Ngọc Thêm là một thí dụ. Cũng có khá nhiều người viết về tật xấu, nhất là tục lệ “tham miếng xôi, miếng oản.” Từ những lối nhìn khác nhau, mỗi tác gỉa đều có một cơ sở. Tôi nghĩ, không ai chối cãi sự kiện là, người Việt không chỉ ca tụng miếng ăn, họ cũng công nhận miếng ăn là miếng nhục.


Từ bất cứ môt lối nhìn nào, chúng ta có lẽ đều đồng ý nguyên lý “có thực mới mực được đạo,” “dĩ thực vi tiên,” và “Trời đánh còn tránh miếng ăn.” Nguyên lý này nói lên điểm tối quan trọng, đó là ăn uống không chỉ nói lên tác động, hành vi, cách thế, luật lệ ăn uống mà thôi, mà nhất là gắn liền ăn uống với cuộc sống. Tôi coi nguyên lý này như là nguyên lý mẹ (mẫu), hay nguyên lý cái. Chính từ nguyên lý này, người Việt chúng ta đi tới nguyên lý cha (phụ), cũng là một nguyên lý cái. Họ thăng hoa cuộc sống bằng chính quá trình thăng hoa nghệ thuật ăn, kỹ thuật nấu nướng, vân vân. Đó chính là nguyên lý thứ hai: làm thế nào khiến cuộc sống tươi đẹp, hoàn thiện hơn. Từ hai nguyên lý cái chính yếu trên, ta thấy có những nguyên lý con như là nguyên lý hòa hợp (với Trời, đất và người), cộng đồng (xã hội, gia đình), tình cảm (thẩm mỹ), và tổng hợp. Hướng dẫn bởi những những nguyên lý mẹ và con, ngưòi Việt nấu nướng, tổ chức ăn uống, đặt quy luật ăn uống. Lối tổ chức, nấu nướng và quy luật ăn uống gần như tương hành với quy luật, cách sống của người Việt. Từ đây ta thấy những đặc tính ăn uống cũng tương tự như những đặc tính của nền văn hóa Việt: tình cảm gia đình, xã hội, liên kết, trung dung.


Nói tóm lại, ta có thể nói cái đạo lý sống có thể nhận ra được trong đạo lý ăn uống, và ngược lại, đạo lý ăn uống cũng thấy được trong chính cuộc sống của người Việt.

0 nhận xét:

Triết lý ẩm thực Việt

Nguyên Lý Con: Hòa Hợp

01:59 kstourist.com 0 Comments

Từ những nguyên lý sống trên, ta thấy nghệ thuật nấu ăn Việt nhắm tới nhiều mục đích: đem lại sự sống, tăng triển sự sống, làm cuộc sống vui tươi. Để đạt tới những mục đích trên, cách ăn, món ăn, cách nấu nướng…đều phải “ở sao được lòng người,” “ăn sao cho đẹp lòng người” và “uống sao cho vui lòng người.” Do đó, cách nấu nướng, món ăn, cách thế ăn đều mang tính chất hòa hợp, tổng hợp, linh hoạt, biến đổi nhưng luôn quân bình.


Hoà hợp là đạo lý quan trọng nhất trong nền văn hóa ăn. Hòa hợp giữa âm và dương, giữa Trời và đất, giữa nội (cái từ trong chính cuộc sống) và ngoại (từ cuộc sống khác bên ngoài). Từ đây, ta thấy, cách chọn vật liệu, gia vị, cách nấu nướng và lối ăn đều theo đạo lý hòa hợp này. Khi chọn vật liệu, ta theo đạo lý hòa hợp của âm dương: dương, âm không được qúa thịnh hay suy. Một bên qúa thịnh, một bên khác qúa suy sẽ làm sức khoẻ thiếu quân bình, giảm sút, sinh bệnh tật. Tiến sỹ Vũ Đình Trác đã viết hẳn một quyển sách, kê khai một bảng các chất liệu, gia vị mang yếu tính âm dương. Chất liệu nào hợp với nhau, nghịch với nhau.
Trong cách dùng gia vị, chế biến gia vị ta cũng thấy tính chất hòa hợp như vậy: có nạc có mỡ (không phải nửa nạc nửa mỡ), có cay có chua, có đắng có bùi, có thơm có ‘thối’… nhưng tất cả hợp lại tạo ra một vị đặm đà, ăn mãi không chán, và làm ta nhớ mãi. Nước mắm là một ví dụ, mắm tôm lại là một ví dụ khác. Một bát phở không có chất ngọt, chất chua, chất cay, chất đắng (rau đắng) thì chẳng khác gí bát bún “dương xuân” của người Tầu. Thế nên, việc họn gia vị làm chúng hòa hợp là một kỹ thuật của bếp núc Việt.

Rồi vật liệu cũng phải hoà hợp. Nồi loại nào chỉ để nấu loại thịt hay cá nào: “Nồi đồng nấu ếch, nồi đất nấu ốc.”

Cách chế biến, cộng thêm sự việc chọn lựa gia vị, cũng như dùng vật liệu và công cụ, Ta lại càng chú ý đến những món ăn mà người Việt ưa thích như cháo, lẩu, canh, chế tạo nước mắm, gỏi cá, kho, hay ngay cả lòng (chó, lợn), tiết canh, vân vân. Những món này thường là một “tổng hợp” một cách hòa hợp của nhiều chất liệu, tạo ra một vị mới thật “ngon” và thật khoái khẩu: vừa ngọt vừa cay, vừa chua vừa bùi, vừa mặn vừa đắng…

Cháo : Nồi cháo Việt thường không đơn thuần. Trừ cháo hoa cho người ốm, nồi cháo người Việt rất phong phú, gồm đủ mọi món, với đủ gia vị. Gừng tỏi, mắm, muối, lá thơm, vân vân là những món gần như bắt buộc trong bất cứ nồi cháo nào. Rồi chúng ta có cháo gà, cháo cá, cháo thịt, cháo tôm, cháo cua, cháo lươn, thôi thì đủ mọi thứ mà ta có thể tưởng tượng. Nói cách chung, cháo là một mã số chung cho các món khác như canh, lẩu.


Canh: Tương tự, canh cũng là một loại gần như cháo. Chỉ khác, nếu gạo là món chính trong cháo, thì rau là món chính trong canh. Cách nấu tuy hơi khác: “cháo hầm, canh nấu,” nhưng cách thế nấu, cách thế thêm bớt gia vị theo cùng nguyên tắc: tất cả những vật liệu gì làm bát canh ngon đều được tận dụng. Nồi canh Việt thường rất tỉ mỉ, công phu. Nồi canh rau đay cua là một ví dụ. Từ giã cua, lấy rươu cua, tới cắt rau, hay xén rau…đều theo một quy tắc, trật tự. Vào thời điểm nào phải thêm (chêm) hay bớt gia vị nào. Đổ rượu vào trước sẽ khi thịt (đồ ăn) chín nhừ, sẽ dễ mất vị. Ngược lại, thêm gia vị qúa muộc, mùi vị cũng thay đổi.


Gỏi: Gỏi cũng là một loại món ăn được chế biến theo nguyên lý hòa hợp “địa lợi nhân hòa.” Loại cá nào có thể làm gỏi, và dịp nào phải ăn gỏi. Loại cá nào phải gỏi với loại rau nào, chấm loại nước mắm (tương) nào. Đây là những câu hỏi mà đã là người Việt bắt buộc phải biết. Người Nhật ăn cá biển tươi, trong khi người Việt thích ăn gỏi cá tự nuôi trong ao nhà mình. Gỏi cá cần rất nhiều gia vị, cũng như các loại tương, nước mắm, cũng như các loại rau thơm. Ngoài gỏi cá, ta còn có nhiều loại gỏi khác như gỏi gà, gỏi tôm, gỏi cua, vân vân.


Nem: Tương tự, nem thường chế biến từ thịt, đặc biệt thịt heo và thịt bò. Ta có nhiều loại nem, nem sống, nem chín, nem tái. Nhưng cho dù loại nào đi nữa, chính gia vị, các chất liệu, và cách dung hợp giữa chất liệu, thời gian, cách gói, dùng loại lá nào để gói (lá chuối, lá khoai …) tạo lên mùi vị ngon, ngọt, chua, cay, bùi… của nem.


Nước Mắm: Ai cũng biết, nước mắm là một đặc sản Việt. Nhưng cái đặc biệt của nước mắm không phải vì nó có nhiều chất đạm, hay vì nó có thể thay muối. Mắm là một “món” chính yếu, mang tính chất cộng đồng, hòa hợp và liên kết. Bát nước mắm giữa mâm. Bát nước mắm được chế biến từ nhiều chất liệu. Bát nước mắm tượng trưng cho đất, nước. Bát nước mắm nói lên đặc trưng “thổ sinh, thổ sản,” và vân vân, đủ mọi đức tính. Chính vì vậy trong nghệ thuật chế biến nước mắm, kỹ thuât làm và “thắng” nước mắm đều rất quan trọng. Nước mắm Nghệ An khác với nước mắm Phan Thiết, rồi nước mắm Phan Thiết khác với nước mắm Phú Quốc chính ở nơi kỹ thuật làm và thắng mắm này.


Phở


Phở là một món ăn biến chế từ bún Tầu, và có một lịch sử rất ngắn, không qúa một trăm năm. Nhưng dù ngắn ngủi, phở vẫn được ưa chuộng nhất.. Nhưng khác với “hủ tíu” (cũng từ bún Tầu, nhưng phát triển trong miền Nam), món phở đòi hỏi nhiều công phu hơn, đặc biệt bánh phở và thùng nước dùng (nước lèo). Riêng thùng nước lèo cả là một tổng hợp: nước và cái (khôn ăn nước dại ăn cái), gia vị và các loaị gừng, tỏi, ớt, tiêu; thời gian ninh cũng như độ lửa lớn bé, nấu bằng than hay bằng gas, vân vân. Rồi mầu sắc, cũng như mùi vị của nó là những cái chi tiêu biểu cho cá tính của nười Việt. Chính vì phở được coi như là biểu tượng của món ăn Việt, và có lẽ phản ánh chính con người Việt mà năm 2002 UNESCO đã tổ chức một cuộc hội thảo về phở tại Hà Nội, và đã vẽ ra một bản đồ, gọi là bản đồ phở.

Lối Ăn


Ngay cả các lối ăn cũng nói lên tính chất tổng hợp và hòa hợp này. Người Việt thích ăn gỏi, ăn xôi, ăn xào, ăn lẩu và ăn luôc. Cho dù là gỏi (gỏi cá, gỏi tôm, gỏi thịt…) hay luộc, thì các chất gia vị, các loại lá rau, đều được tận lực sử dụng. Nước luộc thường được tận dụng làm canh. Nói chung, mỗi cách nấu nướng là một qúa trình tổng hợp tạo ra một sự hòa hợp. Mỗi món ăn tượng trưng cho cả một cuộc sống, một thế giới sống, như ta thấy trong phở, nuớc mắm, hay bánh giầy bánh chưng, vân vân.


0 nhận xét: