Lẩu nấm

Lẩu nấm

02:35 kstourist.com 0 Comments

Ở Nhật nấm hình như xuất hiện quanh năm.  Mùa nào cũng thấy có rất nhiều nấm.  Xương gà cũng nhiều và rẻ.  Có một chiếc nồi lẩu mua được ở bazaar chưa dùng đến.  Một ngày đẹp trời, tức là vào cuối tuần trước, cả nhà Rùa có nồi lẩu ấm bụng.
Công thức nấu lẩu nấm dùng nước dùng từ xương gà cũng đơn giản, dễ nấu và nêm nếm, không mất quá nhiều thời gian.  Việc còn lại là chọn và sơ chế nấm cùng các món dọn kèm (tôm/thịt/đậu phụ non, v.v.).  Đĩa nấm đủ màu sắc sẽ làm cho bàn ăn trở nên sinh động và chắc chắn bữa ăn sẽ ngon miệng khi có đủ thành viên trong nhà.

Công thức:
Nguyên liệu:
Nấu nước lẩu:
- 2-3 bộ xương gà
- 1 củ sâm tươi cỡ vừa (ngón tay cái)
- 4-5 lát hoài sơn
- 1 nắm câu kỷ tử
- 1 nắm táo đỏ
(4 nguyên liệu trên có thể mua ở hiệu thuốc bắc)
- 1 củ tỏi, bóc vỏ
- Vài hạt tiêu sọ
- Gia vị: muối, đường

Các loại nấm và rau, thịt cá tùy sở thích:
- Các loại nấm theo mùa
- Rau muống/cải thảo/ cải cúc, v.v.
- Khoai môn, phù trúc, đậu phụ
- Tôm / thịt gà/cá hồi fillet
Tất cả sơ chế, bày lên đĩa.

“Chất bột”:
- Mỳ, miến tùy theo khẩu vị

Gia vị chấm dùng kèm, mỗi thứ một chút:
-Muối
- Hạt tiêu
- Hạt sen sấy
- Gạo nếp rang vàng
- Ớt bột
- Lạc nhân rang vàng
- Vừng rang vàng
- Gừng tươi
- Hành lá
Với các nguyên liệu khô, cho vào máy xay khô xay mịn. Gừng bằm nhuyễn. Hành lá thái nhỏ. Mỗi thứ một phần nhỏ, trước khi vào bữa múc 1 muỗng nước lẩu đổ vào chén gia vị.

Cách nấu:
Xương gà cho vào nồi ninh lấy nước ngọt.  Khi nước sôi, chú ý vớt bọt cho sạch, nước trong.  Nêm nếm gia vị, hạ nhỏ lửa.  Cho sâm, hoài sơn, tiêu hạt, tỏi ninh vài giờ.  Sau cùng, vớt bỏ xương gà, cho kỷ tử và táo tàu nấu tiếp 15-20′.
Đổ nước lẩu vào nồi nhỏ đặt lên bếp trên bàn ăn.
Xung quanh bày các đĩa bày nguyên liệu dùng trong bữa.
Khi nước lẩu sôi, cho  nấm, đậy nắp, nấu sôi trong vòng 10′. Khi mở nắp, cho các loại rau xanh.
Những đợt gần sau cùng mới cho thêm các món có vị “tanh” như tôm hay cá, mực. Nếu là các loại thịt trắng như gà/lợn thì có thể nấu từ đầu để không ảnh hưởng đến vị của nấm và nồi nước.  Sau cùng cho mỳ/miến. Kết thúc bữa ăn :)
Tráng miệng: Dâu tây trộn kem tươi

0 nhận xét:

Lẩu vịt nấu gừng

Lẩu vịt nấu gừng

02:33 kstourist.com 0 Comments

Món này rất thích hợp cho mùa đông lạnh giá,cái lẩu nóng hổi và mùi thơm phưn phứt,sẽ cho bạn cảm giác sảng khoái và ấm áp.

Nguyên liệu:
1 con vịt
200gr gừng non
20g hạt câu kỷ tử
10gr đảng sâm
5gr đơn qui
10gr xuyên cung
10gr hoàng kỳ
1 chén rượu nếp than hay rượu nếp ngon
Rau ăn kèm tùy ý(cải thảo,cải sà lách,tần ô,nấm kim châm,đậu hủ)

Cách làm:
Vịt cắt tiết làm sạch,dùng rượu gừng chà khắp con vịt,xả nước để ráo chặt miếng vừa ăn,ướp muối và rượu gừng.
Mấy vị thuốc bắc rửa sạch cho vô chén rượu ngâm khoảng 15 phút
Gừng non cạo sơ rửa sạch cắt lát,đừng cắt quá mỏng có thể đập dập
Bắt chảo lên bếp cho khoảng 1 muỗng sup dầu mè,cho gừng và vịt vô xào thơm,xào tới khi vịt hơi săn thì cho chén rượu vào,sau đó múc phần thịt vịt hổn hợp này vào thố đất đổ nước ngập vịt,nấu cho vịt sôi bùng rồi giảm lửa liu riu,nêm nếm gia vị cho vừa ăn,nấu tơi khi vịt mềm là được,nêm nếm lại cho hợp khẩu vị,nếu phần mỡ vịt nhiều thì vớt bỏ nhá,cho vịt vô lẩu nấu sôi nhún với những loại rau ưa thích,chấm với xì dầu ớt.

0 nhận xét:

Bánh Tôm Chiên

Bánh Tôm Chiên

20:07 kstourist.com 0 Comments

Bánh tôm chiên là một trong những món dùng làm khai vị trong những bữa tiệc rất được ưa chuộng. Và ngay tại nhà cũng là một món ăn chơi rất dễ làm và hấp dẫn. Mời các bạn cùng với đầu bếp Videojug bắt tay thực hiện nhá!


Nguyên liệu:
-          6 lát bánh mì sandwich, bỏ rìa ngoài , cắt làm 4
-         350g tôm, lột vỏ, bỏ sợi chỉ đen
-         ¼ cây cải bắp thảo xắt khúc
-         2 cây hành lá xắt lát
-         1 muỗng canh dầu mè
-         2 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn
-         1 muỗng canh rượu trắng hay rượu sơ-ri
-         1 trái trứng đánh đều
-         2 muỗng canh rau mùi cắt nhỏ
-         2 muỗng cà phê bột bắp
-         700 ml dầu chiên
-         Muối, tiêu
                        Tôm                                                     bánh mì
 
                     Trứng gà                                                    cải bắp thảo
 
Cách Làm
- Đặt chảo dầu lên bếp lửa trung bình để làm nóng trước khi chiên bánh.
- Lấy 1 cái thố cho tôm, cải, hành, gừng, dầu mè, rượu, trứng, và bột bắp. Nêm chút muối, tiêu rồi trộn đều.
Xay nhân : Múc vài muỗng cho vô máy xay vài vòng lấy ra, xay tiếp cho đến hết. Không xay nhuyễn quá.
 

Nếu không có máy thì đập dập tôm, băm nhỏ. Băm hết cái lọai rau, sau đó mới cho tôm, rau, rượu, trứng, bột bắp , muối, tiêu vào trộn  thành 1 khối bột mịn đều.

Cho nhân vào bánh mì: Múc một muỗng nhân bỏ lên từng miếng bánh mì. Dùng
phía sau muỗng để trét nhân cho đẹp. Xong để ra khay chuẩn bị chiên.
 
Khi dầu nóng (sủi tăm), chỉ bỏ vài miếng bánh vào chiên, và đặt phía mặt nhân xuống chảo dầu chiên trước.  Khi thấy rìa bánh vàng thì trở bánh cho vàng đều 2 mặt. Mỗi mặt chiên khoảng 1 phút
Lấy bánh ra đặt vào giấy thấm cho ráo dầu. Dọn ăn nóng, có thể dùng cùng với mấy lát chanh như một loại gia vị phụ thêm.

Có thể thay cải thảo bằng bắp cải.

0 nhận xét:

Bánh gật gù Tiên Yên

Bánh gật gù Tiên Yên

20:06 kstourist.com 0 Comments

Trước chuyến đi Quảng Ninh, đã được bạn dặn trước là tới Tiên Yên phải ghé quaăn bánh gật gù. Vậy là đủ mọi thông tin từ internet về món bánh này được lôi ra. Trong hình dung ban đầu, món bánh gật gù gợi liên tưởng tớimón bánh cuốn, được tráng nóng hôi hổi và có thể ăn ngay khi rời nồi tráng bánh.


Thế nhưng khi tới Tiên Yên, tìm hàng bánh gật gù, nhà làm bánh gật gù, và thưởng thức món bánh gật gù, chúng tôi và các bạn đồng hành mới phát hiện ra rằng những gì mình biết vẫn còn quá ít.

Để tìm tới nhà làm bánh gật gù, vào thị trấn Tiên Yên, bạn có thể hỏi người dân hoặc tự mình tìm đến phố Hòa Bình.
Tuynhiên, nếu nghĩ rằng bạn sẽ dễ dàng tìm ra nhà làm bánh gật gù với biểnhiệu to lớn đầy phô trương lộ liễu như các hàng bánh trái ở Hà Nội, SàiGòn thì bạn đã nhầm. Hoàn toàn nhầm. Những gia đình làm bánh gật gù ở đây đều không hề treo bất kỳ một tấm biển quảng cáo nào hết.
Nhưnhà bà Tuyết ở số 32, nhìn từ bên ngoài, khách lạ chỉ có thể nghĩ đây là cửa hiệu cho thuê đồ cưới, quần áo cưới, trang điểm ngày cưới. Không hề liên quan gì tới bánh trái hay là gật với gù.
Cũngtương tự như vậy, ở phía bên kia đường, cùng con phố Hòa Bình, có nhà số 73. Một ngôi nhà cũ với kiến trúc kiểu Trung Quốc, trước những năm chiến tranh biên giới, số lượng người Hoa sinh sống ở Tiên Yên khá đông.Trước cửa nhà chất đầy củi và gỗ khiến người ta nghĩ tới nhà làm mộc hơn là làm bánh.
Chỉcó những người dân trong vùng, những người đặt bánh thường xuyên cho quán của mình, những người đã quen đường quen lối, mới biết rằng đích thị bên trong đó là nơi làm ra những chiếc bánh trắng ngần, mềm mại có thể vừa ăn vừa gật gù ấy.
Vàotận nơi làm bánh, thỉnh thoảng bạn có thể bắt gặp vài bác lái xe đảo qua, hoặc vài cậu bé đi xe đạp tới. Họ tạt qua và để lại lời nhắn với bàchủ: “bà để cho con 2 cân, 5 cân bánh nhé. Lát con qua con lấy”.
ChịThủy, làm bánh gật gù tại đây cho biết, số bánh làm ra chủ yếu là cho các cửa hàng, những quán ăn, những nơi đã đặt trước. Còn lại nếu dư bột thì mới làm thêm cho khách đặt mua bất chợt.
L‎ýdo cũng giản dị là bởi bột đã được xay và ngâm với số lượng xác định từngày hôm trước. Vậy nên, kinh nghiệm của cánh lái xe là phải lưu số điện thoại lại, để nếu có định buổi chiều qua lấy bánh thì buổi sáng hoặc buổi trưa đã gọi đặt trước rồi.
Cáchlàm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết với bánh gật gù là khi xaygạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn - như chị Thủy nói - ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá bánh vẫn ngon hơn là xay máy.
Nếuchiếc bánh cuốn, khi hấp, bột được tráng mỏng tang, tưởng như có thể nhìn xuyên thấu thì bánh gật gù được cuốn dầy dặn hơn nhiều.
Vỏbánh gật gù khi chưa cuộn có thể gợi liên tưởng tới món phở cuốn của HàNội. Ngoài độ dày của vỏ bánh, khác biệt chính giữa bánh gật gù và bánhcuốn là ở chỗ: bánh cuốn thì có nhân (nhân thịt, hành, mộc nhĩ …) - cònbánh gật gù thì hoàn toàn không có nhân.
Bánhgật gù theo truyền thống được ăn cùng với khâu nhục (món thịt kho tàu);với nước chấm pha chế đặc biệt từ nước mắm ngon chưng với hành khô, ớt tươi và mỡ gà; hoặc với hến xào; còn mới hơn nữa là ăn cùng canh bún nóng, một sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa bánh cuốn, bún phở và bánh gật gù (?).
Nhữngchiếc bánh làm ra như đã theo khuôn theo thước. Không cần mất công cân đo nhiều, bà chủ chỉ cần đếm số bánh là đã ước tính được khối lượng bán cho khách. Và từ đây, những chiếc bánh gật gù tỏa đi khắp Tiên Yên, nằm trắng ngọc trắng ngần trên đĩa bánh của những hàng bánh gật gù . Hoặc xahơn nữa, là tới tận bàn ăn của những gia đình ở các vùng miền khác.
Bánhgật gù nổi tiếng nhất nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh cũng đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độcđáo này.
Thêm một lần tới Quảng Ninh, thêm hiểu biết về phong tục và tập quán của một vùng đất nước được mở rộng.
Theo Dân Trí

0 nhận xét:

ĂN TRÁI CÂY LÚC BAO TỬ CÒN ĐANG TRỐNG RỖNG

00:12 kstourist.com 0 Comments

0 nhận xét:

Phở cuốn chay Saigon

Phở cuốn chay Saigon

17:37 kstourist.com 0 Comments

Nếu món cuốn chay chỉ có rau và bì thính làm từ củ sắn (củ đậu) hoặc bí xanh thì nhân làm món phở cuốn chay Sài Gòn này khác hẳn, chưa có trong bất cứ nhà hàng chay nào.
Phở cuốn chay có thể dùng làm món chính trong bữa ăn tiếp khách, bữa ăn trong gia đình. Một món chay mới làm từ bánh phở khi bày trên bàn ăn vừa thấy bắt mắt, ngon, giòn, thơm và rất ngon miệng.

Chuẩn bị thực phẩm:  

-  Bánh phở tấm: 0,5 kí
-  Nấm hương: 50 g (hoặc nấm đông cô)
-  Nấm tươi: 100 g
-  Rau tiến vua: 0,5 g
-  Xà lách: 200 g
-  Dưa leo: 2 trái
-  Gia vị: Tiêu, bột nêm chay, maggi, dấm, dầu mè tinh luyện.
-  Rau thơm: Ngò rí (mùi), húng quế hoặc húng láng.
-  Sốt Maijonaise
Sơ chế:

-  Bánh phở cắt miếng to bản 8 x 15 cm
-  Nấm hương rửa sạch ngâm cho mềm, thái nhỏ
-  Rau tiến vua ngâm nước nóng 20 phút thấy mềm vớt ra làm sạch, thái nhỏ
    (nếu không có rau tiến vua dùng 1 thứ dưa leo cũng được)  
-  Nấm tươi sạch, thái nhỏ.
-  Dưa leo bỏ ruột, thái lát dày 0,5 cm, rồi cắt dọc nhỏ như đầu đũa,cắt 6 cm.
-  Maggi pha loãng bằng chút nước sôi để nguội và đường là được - dùng để chấm.

Chế biến:

-  Nấm hương, nấm tươi, rau tiến vua, xào chín, cho chút bột nêm. Trước khi bắc ra cho vài giọt dầu mè tinh luyện, đảo đều.
-  Xúc ra đĩa để nguội.
-  Lấy bánh phở đặt lên đĩa hoặc cái mâm sạch để cuốn
-  Đặt ít xà lách, rau thơm, cọng dưa leo, 1 muổng nhân, 1 ít majonaise rồi
    cuộn tròn.         

Lưu ý: Sốt majonaise sẽ giúp cho nhân bánh thơm và ngon. Nếu không dùng có thể thay bằng đậu hũ non.

Theo  Unesco Ẩm Thực Việt

0 nhận xét:

Món "Nắng xuân ươm mầm"

Món "Nắng xuân ươm mầm"

17:30 kstourist.com 0 Comments

Món chay được chế biến với nguyên liệu chính là  rau củ thiên nhiên. Nếu như vào những mùa chay của Phật giáo, người ta nhớ đến thực đơn với tên gọi khá đặc biệt: Thập bát La hán, Tứ sự, Bát Bảo, Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế… thì những món chay của đầu năm cũng rất đặc trưng của mùa.

Thay cho bữa cơm hàng ngày với nhiều món mặn phức tạp bạn có thể làm món “Nắng xuân ươm mầm” bao gồm: Cơm rang với các loại đậu, cà rốt, khoai tây và một chút gia vị là sự ấm áp của nắng xuân, là điều kiện làm cho hạt nảy mầm.

Nguyên liệu

- Cơm để nguội
- Cà rốt thái hạt lựu
- Đậu Hà Lan
- Khoai tây thái hạt lựu
- Xúp lơ xanh thái nhỏ

Cách làm

- Rang săn cơm nêm gia vị vừa ăn.
- Rang các loại rau củ trên vừa chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Đổ cơm đã rang vào đảo đều rồi xúc cơm ra đĩa ăn nóng

“Nắng xuân ươm mầm” nên kết hợp với “Nghiêng nón đón xuân” được chế biến từ nấm rơm rim khô với nước dừa. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn và gia đình có bữa cơm tuyệt vời.

0 nhận xét:

Em của phở (Thuôn bắp bò hành răm)

Em của phở (Thuôn bắp bò hành răm)

17:26 kstourist.com 0 Comments

12 người ăn
1. Nguyên liệu:
- Thịt bắp bò (bắp hoa) 1,2 kg
- Gân trong 300g
- Gừng 100g
- Rượu trắng 100g
- Hành tây 500g
- Rau răm 1 nắm
- Hành lá 100g
- Bún 1,5 kg
- Chanh, ớt
 
 
2. Cách làm.
Giã nhỏ 2/3 gừng, trộn 1 nửa vào 1 nửa rượu, chà xát lên thịt và gân, để sẵn. Đun nồi nước cho sôi, bỏ phần gừng giã nhỏ và rượu còn lại vào. Bỏ thịt và gân vào, chờ cho sôi lăn tăn ra bọt thì vớt ra bỏ nước.
Đun nồi nước khác cho sôi nước, bỏ thịt và gân vào. Khi nước sôi lại, vớt bọt (nếu có), vặn nhỏ lửa. Bỏ vào 1 củ hành tây bóc vỏ để nguyên củ và 1/3 gừng còn lại đập dập. Nêm muối cho miếng thịt có vị đậm thơm. Đun chừng 2 giờ, lấy ra thái mỏng vừa phải. Nếu nhừ quá không thái mỏng được và không ngon. Bỏ thịt và gân đã được thái vào nồi nước, đun lại cho vừa mềm. Nêm nếm hơi đậm vì ăn với bún.
Hành tây rửa sạch, chẻ đôi thái mỏng. Rau răm, hành lá rửa sạch khử trùng, thái nhỏ.
3. Trang trí
Bày bún vào bát lớn (tô) múc vừa nước, vừa thịt và gân vào ngập bún. Rắc hành tây, hành lá, rau răm lên. Một đĩa chanh ớt bên cạnh.
4. Yêu cầu thành phẩm và đặc điểm cảm quan.
Bưng tô “em của Phở” ra mời khách. Ai cũng cảm thấy phảng phất mùi phở. Múc 1 thìa nước, thấy thật là trong, gắp miếng bắp bò mềm, mỏng, có những đường gân trong, dẻo, ngọt và miếng gân trong, dẻo, dai không hoi mà lại thơm mùi hành và gừng quyện với mùi thơm của rau răm, hành lá, hành tây.
Món này rất thanh, không béo vì không có mỡ, nước thật trong, thật chất lượng vì nguyên chất thịt mà không cần ninh xương. Thêm miếng chanh và lát ớt là đủ vị.
Thưởng thức tô “em của Phở” này, có vị khách đã gọi là “bạn của Phở” vì cho rằng ngang hàng chứ không thua phở, chỉ khác là ăn với bún.

0 nhận xét:

Cá lóc hấp

Cá lóc hấp

17:25 kstourist.com 0 Comments

Mỗi lần nói tới cá lóc cuốn bánh tráng thì mọi người đều nghĩ : cá lóc hấp hay cá lóc nướng trui ( cá lóc nướng lá chuối, cá lóc nướng rơm…). Nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh như bây giờ thì món cá lóc nướng trui hơi khó khăn với nhà phố và cũng trở thành món xa xỉ đối với dân thị thành.
Nhưng không lẻ đầu hàng vô điều kiện được ? mà ăn món cá hấp bằng xửng thì cá sẽ mềm và bở  lắm. Nhà mình thì chỉ ăn cá lóc được xử lý bằng lò vi sóng . Thịt cá sẽ không bị mềm bở như hấp và cũng không bị khô cứng như nướng.
Đơn giản chỉ là cá cho vào dĩa, bọc plastic rồi cho vào vi sóng. Bấm nút : steam fish là xong. Nếu cá to thì cho thêm 1/2 thời gian nữa. Khoe với mọi người cái hình: mình cá còn nguyên xi, thịt cá còn săn chắc sau khi quay vòng vòng trong lò vi sóng

0 nhận xét:

Cà na ngào đường

Cà na ngào đường

17:24 kstourist.com 0 Comments

Cây cà na, trái cà na từ lâu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc của những người con đồng bằng sông Cửu Long. Trái cà na được bày bán rất nhiều ở các căngtin trường học. Mỗi khi đến mùa cà na là nhà nào cũng cómột lọ cà na ngào đường để dành buồn miệng ăn chơi.


cà na xanh trên cây
Cà na là loại cây mọc hoang dọc theo các mé sông quê. Dáng cây không bao giờ mọc thẳng mà hơi nghiêng về phía dòng sông, trái hình bầu dục và nhỏ bằng ngón tay cái, ăn có vị chua chua, đăng đắng. Càna ăn sống không ngon nên người ta thường ngào với đường (ăn một lần làghiền luôn).

Cà na đã ngào đường
Cách làm cà na ngào đường cũng lắm công phu. Con nít thường được giao nhiệm vụ đi hái trái. Đứa thì trèo lên cây dùng cây chọc hay rung cho cà na rụng xuống sông, đứa thì ngồi dưới xuồng vớt trái. Chắc bạn sẽ thắc mắc sao lại để con nít trèo cây nguy hiểm quá! Xin thưa nếu lỡ có té thì cũng té xuống sông, mà té xuống sông thì khôngnhằm nhò gì. Con nít miền Tây bơi giỏi như rái cá ấy.
Trái cà na hái về mẹ sẽ dùng dao cắt từng khía nhỏ. Mộttrái có 6-7 khía (công việc này rất ư là mỏi tay). Sau khi cắt khía xong thì tới công đoạn ngâm nước muối. Cà na ngâm nước muối khoảng 12 tiếng đã mềm, đem ra bóp và xả với nước sạch nhằm hạn chế vị chua. Cuối cùng mẹ cho cà na vào chảo ngào với đường cát vàng. Ngào khoảng 30 phút là cà na chuyển sang màu vàng ươm trông thật bắt mắt. Đợi khi cà na nguội là lũ con nít chúng tôi lại tranh nhau bóc từng trái thơm lừng, ngọt lịm mà nhai ngấu nghiến.
Cà na như là một thứ hồn quê khiến cho những ai đi xa phải nhớ, phải luyến lưu. Chính loại cây trái dân dã này đã níu kéo bước chân quay về của biết bao người con xa xứ.

0 nhận xét:

Nước vối

Nước vối

20:55 kstourist.com 0 Comments

Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.
Ủ lá vối
Lá vối tươi hay nụ tươi có thể sử dụng được ngay, hoặc lá vối tươi phơi nắng thật kỹ, thật khô giòn rồi dùng[1].
Tuy nhiên để nước vối được ngon, theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền người ta thực hiện qua giai đoạn gọi là ủ lá. Sau quá trình ủ thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ và nước vối sẽ ngon hơn. Lá hoặc nụ vối sau khi thu hoạch được rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ,... rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu dùng chum, vại để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm trong quá trình ủ tốt hơn. Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để vào nơi thoáng mát, sau một thời gian theo kinh nghiệm (và tùy theo mùa) lấy ra phơi thật khô rồi cất đi để dùng dần. Ở nông thôn người dân thường cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên các vi khuẩn bị hạn chế phát triển, lá vối không bị ẩm mốc [2].
Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn.
Dược tính
Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh[3] như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis [4]...Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm [4].
Theo tài liệu"Thuốc và sức khỏe": Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt trong việc chữa các bệnh hoặc tổn thương sau: Chữa bỏng, viêm gan, vàng da,viêm da lở ngứa [5].
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó[3].

Sử dụng
Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái[6], thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua[7]. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.
Hiện nay, nụ vối khô được đóng gói bày bán nhiều trong các siêu thị.

Dấu ấn

Cây vối
Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nỗi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà
Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.
...Mẹ ơi!
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?...
(Nước vối quê hương - Nguyễn Trọng Định)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

0 nhận xét:

Súp tôm và nấm tuyết

Súp tôm và nấm tuyết

20:54 kstourist.com 0 Comments

Nấm tuyết trắng chắc vì trắng nên gọi nấm tuyết(?!) ^^ kệ nó. Nấm tuyết chế biến nên ngâm cho mềm rửa sạch lại chứ không sẽ có mùi ( mùi gì không biết, chắc mùi nấm  ).
- Nấm tuyết có thể làm được nhiều món ăn nhẹ như : Nấu chè hạt sen, trộn gỏi tôm, cua, thịt, nấu súp, canh…
Chén súp nấm tuyết thanh mát, nhẹ bụng cho buổi tối đây mời các chị em nhé !

Nguyên liệu
thích nhiều ít thì cho vào
Nước hầm thịt heo / 1 nấm tuyết / tôm / 1 lòng trắng trứng /Bột nêm một ít
Rau, ngò, tiêu, bột nêm

Thực hiện :
Nấm tuyết khô cứng nên ngâm nước cho mềm và rửa sạch, cắt nhỏ.
Tôm luộc chín, xé nhỏ hay cắt sợi. Hành, ngò cắt nhỏ.
Nước dùng thịt cho vào nồi đun sôi nêm nếm cho vừa ăn. Cho nấm vào nấu sôi lại, cho tôm, lòng trắng trứng vào dùng đũa quậy tan.
Múc ra chén cho tiêu, hành, ngò lên. Dùng nóng.
Lưu ý : Nếu muốn suop sánh lại thì quậy thêm chút bột bắp hòa tan với nước lạnh và cho vào nồi súp đang nóng. Đun lại cho sôi.
http://www.muivi.com

0 nhận xét:

Kiêng kỵ khi ăn dưa chuột

15:25 kstourist.com 0 Comments

Là loại rau quen thuộc để chống ngán, giải nhiệt hay đắp mặt làm đẹp. Nhưng ăn dưa chuột sao cho đúng cách? Nên và không nên kết hợp với những thực phẩm nào?Dưa chuột là một loại rau rất mát, vị giòn, ngon ngọt, thơm hấp dẫn. Dưa chuột có chứa pectin, axit và các enzym, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, điều trị cháy nắng, tàn nhang, táo bón, dị ứng da… Dưa chuột + đậu phụ, có tác dụng giải độc

0 nhận xét:

sản xuất dấm,

Tự chế, sản xuất dấm

00:02 kstourist.com 0 Comments

Rượu nho còn thừa  hoặc rượu táo còn sót lại ? Hãy làm dấm để mà ăn ! 
Dấm làm từ rượu nho có thể là loại gia vị tuyệt vời hoặc, pha lỏng ra để làm thức uống. Dấm làm từ rượu nho thật rất mắc và không phải mua ở đâu cũng có, ngoài ra chúng không có hương thơm vì được làm từ những loại rượu nho thừa với chất lượng thấp. Chiếm thị trường phần lớn tại Đức là dòng dấm làm từ rượu chưng cất. Đó là loại dấm công nghiệp , làm từ gỗ cặn bã. Một sản phẩm không có chút hương thơm, thêm vào đó còn được nhuộm màu, thêm chút muối hoặc có trộn lẫn chút dấm làm từ rượu nho thật để tăng thêm hương vị. 
tập hợp vi sinh dấm, màng dấm, dấm mẹ

Thật không tin được là hiện nay người ta lại mua xài những sản phẩm có chất lượng thấp như vậy. Một loại dấm đậm đặc hơn đuợc gọi là dấm essence đuợc tìm thấy trong các tiệm , có chứa đến 25% acid dấm, quá chua cho nhà bếp , tuy nhiên có thể dùng làm chất sát trùng. Các loại được bán với tên dấm Balsamico cũng không khá hơn, tuy nhiên ít nhất chúng được làm từ nho và rất rất nhiều đường ! 
Một loại dấm ngon là loại dấm bên cạnh vị chua, còn có hương thơm của rượu nho. Đặc tính của rượu chúng ta sẽ tìm thấy lại trong dấm được chế ta từ đó. 
Loại dấm nhiều năm của Ý (chẳng hạn như Balsamico, đã có đề cập trong trang web) được dùng từng giọt một, và chúng quá mắc , tương đương như những loại rượu nho quí , tuy nhiên chất lượng quả là xứng đáng với đồng tiền! 

Dấm là gì ? 
Dấm không gì khác hơn là acid dấm trong nước ! Loại dấm essence có chứa 25% acid dấm, loại dùng trong bếp chỉ có 5% acid dấm (hàm lượng tối thiểu theo điều luật thực phẩm) , thêm vào đó , lệ thuộc vào loại dấm là các hương liệu có sẵn trong nguyên liệu. 
Với dấm làm từ rượu nho, thì đó là tất cả và bao gồm khoáng chất, flavonoide, polyphenole cũng như các chất khác nữa .. 

Rượu nho trở  thành dấm như thế nào ? 
Cồn sẽ được vi sinh dấm , với sự kết hợp của dưỡng khí (O2) trong không khí , oxid hóa thành Acid dấm và nước : CH3-CH2-OH + O2   -> CH3-COOH + H2O. 
Dấm không hình thành qua quá trình lên men, mà qua qui trình tiêu hóa chất cồn ! 
Trong trường hợp đơn giản nhất là chỉ cần để ở đâu đó một loại nước có chứa từ 4-7% cồn. Thường nhất là từ rượu nho , rượu táo, hoặc Sake, Sherry, rượu làm từ mật ong, các loại cồn khác … bia , rượu trái cây có thể làm ra các loại dấm tương xứng, với điều kiện chúng ta đã hòa lỏng xuống độ cồn cần thiết  ! Khi để rượu đúng yêu cầu tại các nơi thoáng khí, thì các loại vi sinh dấm hoang tự tích tụ và phát triển. Ngay cả các loại ruồi dấm cũng có thể gây giống. Tuy nhiên vi sinh dấm hoang sẽ ngừng họat động sau khi 3-4% cồn được biến thành dấm. Đồng thời chúng còn tạo ra một lớp màng nhờn thật dầy còn gọi là dấm mẹ. 

Mành nhờn dấm mẹ không có màu và dục. Màng nhờn này phải được chọc thủng ra để lượng dưỡng khí cần thiết thâm nhập vào được. Có thể xảy ra trường hợp là phần lớn hũ dấm chỉ bao gồm màng dấm mẹ và trong đó sẽ hình thành những chất phụ không được thích hợp cho lắm, tuy nhiên trong quá trình cất trữ , các chất này sẽ mất đi. Một phụ chất đặc thù nhất là aceton, mùi chúng ta thường thấy trong chất rừa móng tay. Dấm có mùi và vị như thuốc tây, tuy nhiên không độc hại gì cả. Theo thời gian các phụ chất này sẽ bay hơi đi hết. Dấm càng trở nên ngon hơn khi chúng ta trữ lại càng lâu. Dấm tuyệt đối không hư theo thời gian .. 

Các nhà sản xuất giấm công nghiệp ( không phải các công ty hóa chất hoặc các công ty sản xuất dấm từ cồn công nghiệp) chỉ dùng các loại vi sinh dấm thuần chủn
g thay vì các loại vi sinh hoang dã. Tại đây trong ống phản ứng (Phương pháp Acetator) họ dùng cồn 12% để phản ứng, nhiệt độ 28-30 độ C, thổi không khí được lọc tiệt trùng vào ống phản ứng. Cồn sẽ chuyển thành dấm hoàn toàn trong vòng 26 tiếng sau đó  và có thể lấy ra được. Ngày xưa phương pháp dùng dăm bào làm bề mặt phản ứng rất phổ biến. Rượu được cho chảy từ từ lên trên dăm bào vào một bình  kín được chỉnh nhiệt độ thích hợp và bơm không khí đã lọc sạch vào. Sau 8-10 ngày thì qui trình hoàn tất. Các gia đình thì thường ứng dụng phương pháp truyền thống là phương pháp Orleans. Rượu cũng được cho vào bình kín, gieo cấy với vi sinh dấm. Tất cả mọi phương pháp chuyên nghiệp đều dùng vi sinh dấm thuần chủng. Các giống này chịu được hàm lượng sulfur trong rượu tốt hơn , làm việc lẹ hơn, tuy nhiên rất nhạy cảm với nhiệt độ. Các giống này tạo ra ít các phụ chất hơn, có thể hóa dấm từ hàm lượng cồn cao (6-12%) , tạo màng mỏng thay vì một lớp giấm mẹ thật dầy. 

Dùng vi sinh dấm thuần chủng       
Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp vi sinh dấm  thuần chủng, tuy nhiên đôi khi giá cả thường quá mắc. Các nhà cung cấp như Arauner, hoặc công ty cạnh tranh là Vierka, Schlag GmbH đều có các loại vi sinh thuần chủng thích hợp. Tại Thụy Sĩ có Interwega (tìm theo từ khóa dấm mẹ). Tại Áo thì có www.essig.at. Các công ty này đều có các dây chuyền đóng gọi tầm cỡ nhỏ, set dùng kiểm tra hàm lượng acid và thiết bị chế dấm tại nhà – giá cả tầm cỡ chiếc xe hơi cũ đã là loại cho dân chuyên nghiệp 

Hướng dẫn sản xuất 
Dùng nước hòa rượu nho cho nồng độ cồn còn khoảng 6%. Rượu táo thường đã có đủ hàm lượng cồn thích hợp. Cho là rượu nho đỏ  hay nho trắng, điều này hoàn toàn không quan trọng, quan trọng là rượu phải hoàn hảo, không hư không lỗi. Rượu nho có vị nút chai thì không nên dùng vì vị này sẽ tồn tại trong dấm. Rượu nho ngọt không thích hợp lắm vì có thể xảy ra tình trạng lên men sau đó. Các con men còn sót trong đó sẽ là nguyên nhân bị phát triển nấm mốc. Các sách vở thường khuyên dùng rượu có 6% độ cồn vì các lý do: 
- Dấm có hàm lượng acid 6%  thích hợp cho các món ăn trong bếp gia đình
- Qui trình chuyển biến sẽ lẹ hơn 
- Khi hòa lỏng , hàm lượng sulfur trong rượu cũng giảm theo 

Tổng số lượng dấm là bao nhiêu không quan trọng. Có người dùng một lần đến 200 lít rượu táo. Với số lượng ít hơn thì khả năng thành công cũng không khác gì. Lần đầu tiên có lẽ khoảng 1 lít là thích hợp nhất. Dùng các thùng nhựa để chế biến cũng không hề gì . Nên nhớ chỉ nên đổ đầy khoảng ¾ thùng để bề mặt có chỗ tiếp cận không khí tốt hơn. Thùng có đường kính rộng tốt hơn thùng cao và hẹp. Miệng thùng to tốt hơn miệng thùng hẹp , tuy nhiên không phải là điều kiện cần thiết. Đôi khi miệng thùng hẹp sẽ khó lấy con dấm mẹ ra sau khi hoàn tất. Chỉnh nhiệt độ ở khoảng 20 độ C và cho vi sinh dấm vào, dùng bông gòn đóng miệng thùng lại để tránh ruồi. 

Để nơi ấm áp (nhiệt độ bên Âu Châu thường quá lạnh , ở VN Sài gòn, thì không phải lo) . Trong thời gian đầu mỗi ngày đem ra lắc đều, vì vi sinh cần phải có dưỡng khí. Ai làm với số lượng lớn , có thể dùm bơm hơi dành cho hồ cá để bơm dưỡng khí vào. Không nên bơm quá nhiều khí , vì sự chênh lệch dưỡng khí đôi khi tạo ra vấn đề, ngoài ra qua đó các hương thơm sẽ bị thất thoát ra ngoài. Mỗi ngày thổi không khí vào khoảng 2 phút là quá đủ. 

Ở điều kiện bình thường (lạnh) quá trình có thể kéo dài đến mấy tháng cho đến khi hàm lượng cồn được biến đổi hết. Trong mùa hè , thời tiết ấm áp, qui trình sẽ lẹ hơn. Khi đã xong , chúng ta có thể lọc sạch, đóng chai để dành xài dần. Nếu để dành đến vài năm dấm sẽ ngon hơn (càng lâu càng tốt , như rượu mạnh chúng ta thường biết đến) . 
Hai chỉ tiếu con vi sinh dấm không chịu được đó là nhiệt độ thấp và hàm lượng sulfur trong rượu nho quá cao. 
Đặc biệt là vi sinh dấm càng theo thời gian càng làm việc tốt, rất co thể chúng thích nghi với hàm lượng sulfur trong rượu nho cũng như môi trường rượu nho .. 

Các lỗi có thể xảy ra 
Đôi khi mẻ dấm bị nấm mốc tấn công. Nấm mốc phát sinh ra từ các chai lọ không được rửa sạch, hoặc dấm mẹ bị nhiễm, hoặc dung dịch vì lý do gì đó không tiếp nhân dưỡng khí (không thở) . Thêm vào đó rượu nho lên men tiếp theo khi trong rượu còn sót hàm lượng đường nhất định và con men rượu bám vào thành chai , thùng sẽ hình thành nấm mốc. Nếu mẻ dấm bị mốc, thì cách duy nhất là đổ đi , rửa thùng bình cho sạch và bắt đầu lại từ đầu 

 Khi nào dấm xong ? 
Một phần cồn nhất định sẽ còn sót lại, chỉ thời gian rất lâu và nhiệt độ rất tốt thì qui trình biến đổi mới hoàn tòan. Dấm mua ngoài thị trường còn có vài phầm ngàn , cũng như các loại nước trái cây và trái cây. Đối với dấm, không có tiêu chuẩn nào cả, nhưng người ta có thể chắc chắn rằng trong đó có chứa ít hơn 0.5% cồn. Nhiều người bình thường không thể nhận ra được nữa khi hàm lượng acid tương đối cao. Sau vài tuần lễ, hàm lượng cồn vẫn còn trong dấm cho dù dấm rất chua và  mùi vị rất đặc trưng. Tốt nhất chúng ta nên đợi thêm và nên để ở chỗ ấm áp. 
Khi đo hàm lượng acid, chúng ta có thể xác định được trên lý thuyết hàm lượng acid đã có được là bao nhiêu. Trong thực tế điều này khó hơn chúng ta nghĩ vì chúng ta sẽ đo được lượng acid dấm , bao gồm luôn acid đã có sẵn trong trái cây. 

Làm gì với dấm chúng ta chế biến ra ? 
Trong quá khứ, người ta pha lỏng ra làm nước uống. Khi quá chua chúng ta có thể cho thêm mật ong hoặc đường để làm nước uống trong những ngày nóng. Chúng ta có thể ngâm thêm các loại gia vị vào dấm để tạo thêm hương thơm  , như hành , tỏi rau thơm , rau quế … 
Dấm ngon có thể dùng làm gia vị, chế biến các món mù tạt, ketchup, muối chua dưa leo, trứng .. sốt chua .. Đóng kín tránh ánh nắng chúng ta có thể giữ dấm rất lâu mà không sợ hư. Nếu chúng ta muốn bảo quản vi sinh dấm, chỉ cần cho dấm mẹ vào trong chai với một ít dấm đóng kỹ lại và cất trong nhiệt độ bình thường là được .. 

Về dấm làm từ rượu gạo 
 Tại Đông Á người ta thường dùng dấm sản xuất ra từ rượu gạo. Loại này có thể so sánh với các loại dấm làm từ rượu mạnh tại Âu Châu. Đem so với các loại dấm từ rượu trái cây, rượu nho thì dấm làm từ rượu gạo dịu hơn vì có chứa ít acid chua hơn, chỉ từ 3 đến 4 %  thay vì từ 5 đến 6% . Điều này không lệ thuộc vào nguyên liệu mà lệ thuộc vào thói quen tiêu dùng của người Á Châu, họ thích loại dấm dịu hơn ! 
Cách chế biến dấm rượu gạo cũng không khác gì với các loại dấm khác. Theo luật qui định thì dấm tại Đức phải có chứa ít nhất 5 % acid. Tuy nhiên đối với dấm làm từ rượu gạo thì không phải chịu theo qui định này. 
Dấm làm từ rượu gạo thường được dùng nêm nếm cho cơm dùng làm Sushi. 
Ngoài ra thường dùng để giảm béo,  thanh lọc cơ thể. Dấm gạo kích thích dịch tiêu hóa trong bao tử vì vậy thường được dùng vì chúng dịu hơn 
Các nhà nghiên cứu Nhật tìm ra là dấm gạo ngăn chặn một loại hormon, loại làm tắc nghẽn mạch máu (7 Wege gegen den Bluthochdruck; Freundin 6/07 S.134). Vì vậy dùng dấm gạo rất tốt trong việc làm giảm áp huyết. 

0 nhận xét:

Ức vịt xốt trái cây

Ức vịt xốt trái cây

23:55 kstourist.com 0 Comments

SGTT.VN - Ức là phần xương thịt ngon trong các loại gia cầm và nó được chế biến bằng nhiều cách như hầm, tiềm thuốc bắc, rôti, xào sả ớt, nướng… Ở đây, vào bếp với hai món xốt trái cây nhưng được ướp nướng chín trước khi làm xốt, ăn nghe thơm và lạ miệng.


ỨC VỊT XỐT DÂU RỪNG

Nguyên liệu: ức vịt: 1 miếng; dâu tây: 100g; vang đỏ: 50ml; lá thyme: một ít; tỏi băm: 1/2 muỗng càphê; gia vị: muối, tiêu, đường.
Chế biến và trình bày: Ức vịt rửa sạch ướp với muối, tiêu, tỏi băm và lá thyme băm nhỏ để 30 phút cho thấm. Nướng vịt với lửa nhỏ cho đến lúc vịt vàng đều là được. Dâu xay nhuyễn nấu với rượu vang đỏ cho sắc lại, nêm muối và đường vào xốt cho vừa ăn. Dọn ức vịt nướng ra dĩa, rưới xốt lên. Ức vịt nướng ăn kèm với bánh mì.
ỨC VỊT XỐT CAM
Nguyên liệu: ức vịt: 1 miếng; cam vàng: 1 trái; lá thyme: một ít; tỏi băm: 1/2 muỗng càphê; tỏi phi vàng: một ít; gia vị: muối, tiêu, đường, tỏi băm.
Chế biến và trình bày: Ức vịt rửa sạch ướp với muối, tiêu, tỏi băm và lá thyme băm nhỏ và một ít nước cam vắt để thấm 20 phút. Nướng ức vịt trên lửa nhỏ đến lúc chín vàng đều, cho ra dĩa. Gọt lớp vỏ ngoài của cam, thái chỉ khoảng một muỗng càphê. Vắt nước cam cho lên bếp nấu sánh lại, cho vỏ cam vào, nêm nếm nước xốt cam bằng muối đường cho vừa ăn. Khi ăn rưới nước xốt cam lên vịt. Vịt xốt cam ăn với bánh mì nướng.
Nếu muốn xốt cam có vị cay the nhẹ nhàng, không có hậu nhẩn đắng. Trước khi gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài của vỏ cam, nên cho nguyên miếng vỏ cam vào nước sôi trụng sơ, nhờ vậy vỏ cam sẽ không còn nồng vị tinh dầu, xốt cam sẽ bớt nhẩn đắng. bếp trưởng Phạm Nhựt Trường, nhà hàng Lan Anh.

0 nhận xét:

Bí quyết bảo quản mật ong nguyên chất

Bí quyết bảo quản mật ong nguyên chất

23:54 kstourist.com 0 Comments

Mật ong nguyên chất không chỉ được ưa chuộng trong việc chế biến món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên, vì chưa được xử lý hay chế biến lại nên mật ong nguyên chất rất khó bảo quản. Nếu được bảo quản tốt, loại thực phẩm này vừa mang lại chomón ăn hương vị tinh tế, thơm ngon vừa giữ được lượng vitamin và enzymetự nhiên quý giá có trong mật ong, rất có ích cho sức khỏe.
Phân biệt mật ong nguyên chất
Rất dễ nhầm lẫn giữa mật ong nguyên chất và mật ong hữu cơ. Mật ong nguyên chất (còngọi là mật ong sống) chính là mật ong rừng được lấy trực tiếp từ tổ ong, chưa được đun nóng, diệt khuẩn hay chế biến dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không được cho thêm hay lấy đi bất kỳ chất gì. Tóm lại là chúng hoàn toàn nguyên chất, thậm chí có thể còn lẫn lộn một ít phấn hoahoặc xác của những chú ong chưa thoát khỏi tổ.


Cách bảo quản mật ong nguyên chất
Giống như mật ong hữu cơ, mật ong nguyên chất có thể giữ được trong khoảng thời gian dài nhưng mùi vị vẫn thơm ngon trong vòng hai năm. Tuy nhiên, so với mật ong đã được xử lý thì hương vị và độ tinh khiết của mật ong nguyên chất giảm đi nhanh hơn. Do đó, cần bảo quản loại mật ong này kỹ hơn nếu bạn muốn giữ lâu. Sau đây là những bí quyết giúp bạn bảo quản chất lượng của mật ong nguyên chất trong thời gian dài:
- Bảo quản mật ong nguyên chất trong những chiếc lọ đậy kín, nếu để không khí lọt vào thì chúng sẽ bị ô-xy hóa còn nếu nước lọt vào thì mật ong sẽ lên men. Không khí và nước cũng là hai yếu tố có thể làm màu sắc của mật ongbị đậm lại và mất đi mùi thơm.


- Nếu để lâungày, mật ong nguyên chất sẽ bị kết tinh. Để làm chậm quá trình kết tinh của chúng, bạn đừng để lọ mật ong phơi trần ngoài không khí hoặc tiếp xúc với nước. Hàm lượng phấn hoa quá cao hoặc nhiệt độ môi trường quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến mật ong kết tinh nhanh hơn. Đểlàm tan chảy lọ mật ong đã bị kết tinh, bạn có thể đặt chúng vào một nồi nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước quá nóng.
- Lọ đựng mật ong phải được làm từ những chất liệu không gây ra các phản ứng hóa học như thủy tinh hoặc gốm sứ, không dùng các lọ đựng được làm từ kim loại. Kim loại và gỗ là hai chất liệu không phù hợp với mật ong vì kim loại sẽ phản ứng với mật ong, có thể gây ngộ độc. Trong khi đó, gỗ sẽ làm mật ong bị lây mùi. Cần thường xuyên kiểm tra độ trong, hơi ẩm, mùi và độ kín hơi của lọ mật ong.


- Giữ lọ mậtong tránh xa những thực phẩm có mùi thơm như gia vị, vì mật ong nguyên chất có xu hướng hút mùi thơm của những thực phẩm ở gần chúng.
- Luôn để lọ mật ong ở những nơi mát và tối, không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
- Nhiệt độ của mật ong nguyên chất không được vượt quá 27 độ C, lý tưởng nhất là từ21 độ C đến 26 độ C. Tránh để chúng ở gần bếp lò hoặc tủ lạnh vì hơi nóng sẽ làm mật ong dậy mùi và sậm màu hơn.
- Không dùng mật ong cho những món nấu trong lò vi sóng vì sóng viba sẽ tiêu diệt hết những dưỡng chất có trong mật ong. 
http://www.muivi.com

0 nhận xét: