Cá chiên tươi chấm nước mắm gừng

Cá chiên tươi chấm nước mắm gừng

17:47 kstourist.com 0 Comments

Cá chiên chấm nước mắm gừng, da giòn rùm rụm, thịt cá ngọt, dẽ chút cá gói vào rau sà lách, thêm cọng rau thơm, ngò chấm với nước mắm gừng cay cay, chua chua.
Cho vào miệng nhai nhai, hít hà, hít hà, và miếng cơm nuốt cái ực ” nghẹn ” và ngon ^ ^ ha há
Cách chiên cá ít dầu da giòn :
Cá đánh vẩy, mổ bụng, rửa sạch: chà qua vỏ chanh (tận dụng chanh vắt lấy nước còn vỏ) cho bớt tanh và rửa qua nước lạnh. Thấm cá cho khô, cắt  vài đường xéo lên mình cá, thoa mỏng một lớp muối ăn để cho thấm.
Bắc chảo lên bếp cho khoảng 1, 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo cho nóng. Vặn lửa nhỏ lại cho cá vào chiên vàng mỗi bên cá. Các bạn nhớ vặn lửa nhỏ để cá được chín tới bên trong.
Cá chín vàng đều, dọn ra dĩa ăn với cơm và nước mắm gừng.
Da cá giòn, thịt chín ngọt mềm.

0 nhận xét:

Chả Cá Diêu Hồng

Chả Cá Diêu Hồng

17:47 kstourist.com 0 Comments

Cá diêu hồng thịt nhiều, trắng và ngọt là sự lựa chọn hiện nay của nhiều nhà hàng. Cá diêu hồng nấu riêu thì là, cá diêu hồng chiên dầm mắm gừng, ... . và nay là món chả cá với mấy lá basil (húng quế) làm nên một món mới ngon lạ.


Nguyên liệu:
Nạc cá diêu hồng: 200g; hành tím băm: 20g; hành tây băm: 20g; gừng băm: 5g; lá basil băm: 10g; bột xù: 100g; trứng gà: 2 quả; gia vị: muối, tiêu, đường.
Chế biến và trình bày:
Phi lê cá băm nhuyễn trộn với hành tím,hành tây và lá basil, nêm gia vị vừa ăn. Trộn một lòng trắng trứng vào hỗn hợp. Nắn hỗn hợp thành từng viên tròn dẹt, nhúng qua trứng đã đánh đều,lăn qua bột xù vài lần cho bột bám kín miếng chả. Chiên chả trong chảo dầu lửa vừa, đến lúc vàng đều gắp ra giấy cho thấm bớt dầu.
Trang trí: xếp chả ra dĩa cùng với mấy lá xá-lách và cà chua bi cho đẹp.
Chả cá ăn với tương ớt pha một chút tương cà hay tương xí muội đều ngon. 
Để tránh mùi tanh của cá điêu hồng, trong khi chế biến nên cho thêm vang trắng và gừng, mùi tanh sẽ được mất đi nhiều và chuyển sang mùi thơm hấp dẫn.Theo Nhà Hàng 12H

0 nhận xét:

Chân gà quái thú

Chân gà quái thú

17:46 kstourist.com 0 Comments

Lần đầu tiên làm, mặc dù chưa ăn bao giờ, chỉ nghe nhỏ bạn tả lại . Chiên vẫn chưa giòn lắm, nên chưa giống , nghe nó nói là fai giòn ăn luôn xương . Có 2 loại 1 loại ướt và loại khô, loại khô thì là nướng , ko có nước sốt . Mình làm loại ướt nên có tí nước sốt . Món này nhậu thì đúng là chỉ thua phá lấu thui hehe

Nguyên liệu : 

Chân gà : 10 cái Tỏi , hành tím, tiêu ,hành lá Nước mắm, sa te,tương ớt .Muối, đường, bột nêm 

Cách làm : 

_ Chân gà rửa sạch, khứa xung wanh chân gà cho thấm gia vị  
_ Ướp muối, tiêu , đường, nước mắm, bột nêm cho mặn mặn ngọt ngọt . Muốn cay thì cho tương ớt và sate vào , mỗi thứ 3 muỗng cafe. Để khoảng 1 giờ cho thấm gia vị . 
_ Có thể làm theo 2  cách sau,muốn ăn khô thì đem nướng chân gà trên bếp than cho đến khi vàng đều . 
_ Còn như bani làm thì bắc chảo dầu nóng, chiên giòn mấy chân gà ( canh lửa, hông là bị cháy đen thui luôn), vớt ra để rao dầu . SAu đó bắc cái chảo nhỏ làm sốt : 2 muỗng súp dầu+ hành tỏi băm nhuyễn , phi cho thơm rồi cho nước ướp gà đổ vào, nêm lại vừa ăn . Sau đó cho chân gà vào đảo sơ wa cho thấm nước sốt, rồi cho ra đĩa . 

Dùng nóng với cơm , hoặc làm mồi nhậu ! bá cháy con bọ chét kekke.

0 nhận xét:

Mùa cải trời quê mẹ

Mùa cải trời quê mẹ

23:36 kstourist.com 0 Comments

Phía tây nắng vãn chiều rồi. Bậu không lo liệu vác nồi nấu cơm. Xuống ao mà xúc tép tôm. Ra vườn bứt đọt ngò om, cải trời"

 
Những câu ca dao trên đã gắn liền với cuộc sống người xứ Quảng quê tôi. Để rồi khi xa quê, ở nơi đất khách, những người con xứ Quảng lại nhớ đến cháy lòng mùa cải trời quê mẹ.
Cải trời là một loại rau dại mọc rất nhiều vào mùa xuân. Rau mọc quanh nhà, nơi hàng rào, bờ ao, ruộng, trên các ngọn đồi, nương dâu, hay giữa những cánh rừng vừa mới khai thác. Vào mùa xuân, cải mọc xanh thắm. Thoảng trong nắng gió miền Trung là hương thơm dịu nhẹ của hoa và mùi lá cải trời ngai ngái. Những hạt cải già có lông tơ, khi khô bay la đà, phát tán khắp nơi. Vì thế cải trời không ai trồng, không chăm sóc nhưng hái cả mùa xuân mà vẫn không hết. Đến đầu hè, cây cải trời tàn dần trong nắng chói chang, rồi mùa xuân năm sau lại nảy mầm vụt lớn, ban tặng cho đời một loại rau siêu sạch.
                                               Canh cải trời(ảnh Trenews)
Cải trời gắn bó với chúng tôi suốt thời thơ ấu ngọt ngào. Nhớ những ngày còn nhỏ, lũ trẻ chúng tôi khi đi giữ bò thường hái hoa cải trời cột thành bó trên tay tung tăng chạy nhảy hay làm vòng hoa cài đầu, đeo cổ, làm tiền chơi trò mua bán.
Lũ trẻ quê tôi ngày ấy, mỗi khi bị mụn nhọt chẳng bao giờ cần đến thuốc thang. Những bà mẹ chỉ cần ra vườn hái một nắm lá cải trời rửa sạch, giã nhỏ với muối rồi đắp lên chỗ mụn nhọt, rịt lại. Thay miếng "thuốc" ngày hai lần, sau hai ngày là cái u nhọt rút mủ, mẹ cẩn thận nặn cồi, thế là khỏi bệnh.
Bữa cơm gia đình vào mùa xuân không thể thiếu những món ăn dân dã, thanh tao từ cây cải trời. Những buổi làm đồng về không kịp chợ búa, mẹ tất tả xách rổ ra vườn, hái những ngọn cải trời mập mạp, xanh non, mang vào nhà chế biến thành những món ăn ngon.
Cải trời có thể ăn sống hoặc luộc chấm nước cá hay mắm cái. Khi luộc rau, phải cho vào nồi nước luộc một ít muối giúp rau giữ màu xanh. Phần nước luộc được nêm gia vị vừa ăn và một ít nước cốt chanh. Tô nước canh cải trời trong vắt, thoảng hương thơm dịu nhẹ.
Cải trời nấu canh kèm các loại rau nhà quê như rau ngót, rau mùng tơi, rau lang với một chút muối, bột ngọt, sang hơn thì thêm mấy con tôm, con tép mẹ bắt được ngoài đồng, thế là thành món canh tập tàng ngọt ngào, mát lành. Món canh ấy đã nuôi bao thế hệ trẻ thơ quê tôi khôn lớn, trưởng thành. Dưa chua cải trời kho cá, xào mỡ cũng là những món ăn rất quen thuộc và ngon miệng của người quê tôi.
Nhưng có lẽ ngon nhất và nhiều hương vị nhất là món cải trời xào tỏi. Những cọng cải trời tươi non, mậm mạp được rửa sạch. Phi thơm dầu phụng với tỏi rồi cho cải vào đảo đều tay. Thêm chút nước mắm ngon, bột nêm vào trộn đều. Khi rau chín, bắc ra khỏi bếp và thêm ít tiêu bột vào đảo đều cho món xào thêm ấm nóng. Đĩa rau xào xanh thắm, mỡ màng, điểm vài lát tỏi trắng thật bắt mắt. Vị béo, thơm của dầu phụng quyện với vị cay nhẹ của tiêu, thơm của tỏi, vị dai và thơm ngai ngái của rau thật đặc biệt, hoàn toàn không giống những món rau xào khác.
Theo Phụ Nữ Online

0 nhận xét:

Đi Lào ăn phở

Đi Lào ăn phở

23:35 kstourist.com 0 Comments

Năm 1986, nhà báo Nguyễn Trung Dân sang công tác Lào đã nghe và may mắn được thưởng thức phở Lào.
Cuối năm 2009, nhà báo Mai Linh lại cũng nhân Seagame mà được Lào đãi phở.
Phở Lào ngon và đang “sánh vai” phở Việt, “cốt cách” lại có phần hơn phở Việt (Hà Nội) bây giờ.
Thế mới có phở Lào năm 1986 qua cảm nhận của Nguyễn Trung Dân và năm 2009 qua cảm nhận của Mai Linh. 
I. Phở Lào năm 1986
Năm 1986, đi Lào là đã đi ra nước ngoài. Nó không khác gì chuyện đi Nga hay các nước Đông Âu - nói gì đến các nước tư bản- Điều đó có nghĩa là với bao nhiêu khê khó khăn, với đủ thứ quyết định, và cũng chầu chực năm lần, bảy lượt để lấy được cái Visa của sứ quán Lào. Là nước ta vào lúc ấy nó thế. Dù rằng với anh bạn láng giềng thân thiết tựa lưng vào nhau trong chiến đấu, chỉ một bước chân là đã sang vườn nhà bạn, vậy mà để bước ra được khỏi đất nước mong kiếm thêm "sàng khôn" nào cũng là cơ may hiếm thấy. Có lẽ cái tư duy sót lại trong chiến tranh, khi mọi người đang dồn hết xương máu cho chiến trường thì đi ra khỏi nước mang cái mặc cảm né  tránh, có lỗi. Dù chiến tranh qua đã lâu, con người vẫn còn đó nên việc đi nước ngoài - dù là nước Lào - để đi làm ăn tìm hiểu thị trường, vẫn cứ là ân sủng nên cũng cần có chút khó khăn. Hơn nữa kẻ địch ở đâu, lúc nào mà chả có. Vậy cứ nên khó cho an toàn, để có sự xin cho như thuộc tính của thời bao cấp. Và vậy là tôi làm chuyến xuất ngoại sang Lào theo đoàn của TNXP Đà Nẵng cử đi theo chương trình của Trung ương Đoàn.
Chính những háo hức của cả đoàn lần đầu ra nước ngoài đã khiến chúng tôi 8 người quyết định ngủ lại một đêm ở Đông Hà để sáng sớm mai lên đường 9 qua cửa khẩu Lao Bảo để vào Lào.Nam, một thành viên trong đoàn có vẻ thông thạo hơn mọi người (nghe đâu đã từng làm phụ lái xe trên tuyến đường này được phân công làm hướng dẫn  cho đoàn) đã dặn trước mọi người: "sáng mai lên đường sớm, không ăn sáng để qua Lào ăn Phở". Ai nghe cũng có lý vì phở nhà ăn mãi, chắc phở Lào phải có gì đặc biệt hơn. Người "hướng dẫn đường lối" nói chắc nịch: "phở Lào ngon vì bò Lào nuôi để thịt chứ không kéo cày".
Vậy là tinh mơ hôm sau, đường 9 xe ta cứ "bon bon trên dăm đường dài" với cái bụng rỗng không chờ thưởng thức món phở Lào. Đường 9 ngày ấy còn lại nền đường của bọn đế quốc làm dã chiến để phục vụ chiến tranh, mười mấy năm không tu bổ gì mà sao vẫn tốt thế. Chả bù cho cái sự hiện đại đầy tốn kém của chúng ta ngày nay mà tuổi thọ các con đường không dài bằng thời gian làm đường. Mọi người trên xe đều vững tin chẳng mấy chốc có thể "sì sụp" bên tô phở Lào. Đường rộng có lẽ do lúc ấy chưa thịnh việc buôn bán qua cửa khẩu, và buôn lậu nếu có thì vẫn còn thô sơ lắm, ở "quy mô nhỏ". Nhờ vậy, đoàn chúng tôi đến được cửa khẩu khá sớm, chỉ sau hơn  3 giờ dông dài trên đường. Và nhanh chóng thôi mọi thủ tục qua cả hai cửa khẩu của ta và bạn Lào không quá 20 phút. Có lẽ lúc ấy cũng chẳng ai trong đoàn mang theo thứ gì có thể mua bán và các anh Hải quan, Công an Biên phòng trông vẫn lành mạnh lắm. Người qua lại đều có vẻ thân tình lắm chứ không như bây giờ, mỗi lúc ngang qua cửa khẩu đều thấy tim hụt nhịp đập trước cái nhìn dấu hỏi của viên chức. Vào lúc ấy, cửa khẩu Lao Bảo đã thấy xuất hiện vài thứ hàng hóa Thái Lan (thứ thiệt chứ không phải loại hàng dởm Trung Quốc giả hiệu Thái ngày nay đầy rẫy ở chợ Đông Hà) như xà phòng thơm, son môi, đồ lót nữ (hiệu em bé bắn cung  - thần Cuppidon-)... Cũng chưa có nhiều người qua lại mua bán lắm, anh em trong đoàn đều định bụng sẽ mua chút ít trong chuyến về làm quà. Bắt đầu đến Lào rồi mà cũng chưa thấy quán phở ở đâu. Kiến bò bụng, bao tử làm reo rồi chắc phở lào phải ngon thôi. Bây giờ ăn mầm đá của Trạng Quỳnh cũng phải thấy ngon. Thức dậy từ 4-5 giờ mà  lúc này đã hơn 10g30 vẫn chưa thấy tăm hơi phở. Người hướng dẫn lại động viên: "yên tâm qua xong cửa khẩu là hàng loạt quán phở Lào". Thì chờ, biết còn cách nào hơn ?
Đến Lào. Từ những bước chân đầu tiên qua khỏi biên giới Viêt Nam, tôi đã có tâm trạng lạ lùng, nó pha lẫn chút "chuyện đường rừng" của Thế Lữ, một ít máu phiêu lưu tìm vàng nơi rừng thiêng nước độc của cụ Vĩnh, một phần nỗi ngậm ngùi vượt qua những địa danh Khe Sanh, Lao Bảo, Sê-pôn (Tchépol) như còn mang mang dấu chết chóc, mất mát của cuộc chiến tranh vừa qua. Ngày ấy qua khỏi Lao Bảo là con đường nối vào không khác gì đường 9 chạy dài đến  Savannakhet. Cũng còn tốt như nhau, có lẽ  đồng một tác giả. Vậy mà chỉ hai năm sau, khi trở lại, con đường đã bị băm nát lỗ chỗ ổ gà ổ voi. Hậu quả của sự tàn phá rừng để mang gỗ về xuôi, ra Cảng xuất đến tận đâu đâu. Chỉ có con người còn  lại hứng chịu bao thiên tai mà trong cơn say làm giàu bất kể thiên nhiên. Ngày ấy đã thấy từng bãi gỗ, từng đoàn xe nối nhau suốt dọc con đường 9, qua đến nhưng cánh rừng đồng bằng của Lào để rồi kìn kìn xuôi về Cảng đem lại đô la vào bị nào, để lại xơ xác cho rừng và đất nước lúc ấy nghèo lại càng nghèo. Chẳng biết phải trách ai, đành đổ tội cho sự ấu trĩ, nóng vội... hay hậu quả của chiến tranh mà ai cũng biết là không phải là nguyên nhân chính. Chắc rồi có lúc phải rút ra bài học cho con cháu mai sau biết thời cha, anh làm kinh tế sau sự tích anh hùng kia. Để mà tránh, để mà quý mà đau từng ngọn cỏ, rừng cây, tấc đất của quê hương.
Đã sâu vào nước Lào hơn trăm cây số mà sao phở Lào đâu chẳng thấy. Chỉ thấy dọc con đường những làng mạc mới hồi sinh. Người Lào lúc ấy đã hồn nhiên tiêu dùng hầu hết hàng hóa Thái Lan cho nhu cầu sống, làm việc. Họ đơn giản không nhìn thấy cái khác biệt gì của sản phẩm làm ra từ tư bản hay xã hội chủ nghĩa trong khi ở ta lúc ấy vẫn cứ phải phân tích cho ra cái sự thâm độc của chủ nghĩa tư bản để phải chống không dùng hàng hóa của chúng nó, để xây dựng công nghiệp nặng như ông anh Liên Xô đã làm mà quên mất nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. Chuyện có kể rằng nhờ chúng ta thức tỉnh muộn mà nhiều nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng của Thái tưởng đã sụp tiệm lại sống mạnh, sống khỏe như hãng xe Honda Dream, lốp ô tô Tungkeng, kem đánh răng, xà phòng, đồ lót phụ nữ... Về mặt này sản xuất của ta xứng đáng được huân chương hữu nghị của nước Thái trao tặng về sự biết nhường bạn.
Gần 3 giờ chiều mới đến Sê-pôn. Quá đói. Cả đoàn trút hết giận dữ lên đầu Nam vì suốt từ cửa khẩu đến tận đây không một hàng quán, không ai bán buôn gì khả dĩ ăn được. Đúng là "sẩy nhà ra thất nghiệp", tin và chờ ăn phở Lào nên ai nấy đói meo, đói mốc đến hơn 12 giờ đồng hồ vẫn chưa có gì bỏ bụng.  Đến lúc này "người hướng dẫn" mới khai thật là chưa đi đường này lần nào, chỉ nghe họ nói phở Lào ngon nên cũng nói lại vậy. Nam nghĩ rằng hễ đến Lào là nơi nào không có hàng quán, như cách "tự cứu mình" ở bên ta mà nhà nhà trổ cửa, phố phố kinh doanh, cứ có mặt tiền là có mua mua, bán bán, rủi may không có phở thì có thứ khác. Dè đâu cái làm nên nước Lào  khác nước ta là không ai muốn bám mặt đường (đó là vào lúc ấy) mà ở thụt sâu vào trong rừng. Cho hay cái mới chỉ là tư duy (mà lại trật) chưa phải là vật chất hình thành, nên không có cái bỏ bụng cho cả đoàn. Ông Mác đúng là thánh thật.
Hơn 4 giờ chiều mới may mắn gặp khu chợ ven đường. Cũng không có phở Lào, nhưng lúc ấy thứ gì cũng là cao lương mỹ vị của mọi người. Ăn uống thỏa thuê, đoàn yên tâm tiến vào Savannakhet, thành phố lớn thứ hai sau Viên Chăn. Vậy mà cũng không có phở bán vào lúc ấy. Chứng tỏ phở bắt đầu lan tràn, có thương hiệu trên thế giới  từ khi ta phát triển du lịch. Vài ngày sau chúng tôi lên Viên Chăn và được Đoàn Thanh niên dân chủ Lào tiếp đón nồng hậu nhưng vẫn ấm ức vì chưa ăn món phở Lào.
Lần này ở Viên chăn có quán bán phở, nhưng ở biển hiệu của quán có viết chữ: "Phở Việt Nam, chính gốc Thìn Bờ Hồ".
Tôi đã ăn phở ở Lào. Nó có nguồn gốc từ nước Việt ta cho dù có được thêm vào bát phở vài muỗng đường như người Lào vẫn hay ăn. Họ và nhiều nước khác cũng gọi phở Việt Nam. Chỉ có chúng ta cứ quen mồm gọi Phở Lào, Phở Mỹ... hay phở X,Y,Z nào đó. Lâu dần có khi chính ta quên mất mà nói phở Lào ngon thật.
                                                                           
II. Phở Lào cuối năm 2009
Không phải buồn quá, quá buồn mà phải sang Lào… ăn phở.
Cũng có chút buồn, bâng khuâng của thời tiết cuối năm - thời tiết thất tình,nhưng cũng nhân chuyến công cán, vé và ăn ở do nhà nước trả nên được Lào cho ăn phở.
Hoá ra ngồi ở Viên Chăn mà lại cho ta nhớ về một xưa Hà Nội, một Hà Nội xưa điêu tàn vẻ đẹp nhưng vẫn roi rói trong ký ức tuổi thơ.
Nhớ đến một Tạ-Hiền-Phở có rạp Chuông Vàng. Nhớ Phở Phú Hưng gần rạp Booc-đô. Nhớ Phở Đồng Xuân nối với chợ Bắc Qua. Nhớ Phở Thẩm- Thanh Hoá. Rồi nhớ Nguyễn Tuân nấu phở bằng… chữ mà đọc là nhớ phở, da diết lắm, ân tình lắm. Lúc ấy đang đánh Mỹ, đang đói, lại viết về phở thì vừa có tội vừa không có tội. Hoà bình, thấy cụ Tuân tội ít, công nhiều vì nói cho cùng đói quá thì thèm ăn, không có ăn thì thèm viết cho đỡ cơn thèm.
Trong phở nấu-bằng-chữ của Nguyễn Tuân không có phở gà. Phở gà lại còn đập trứng trộn phở là sự đồi truỵ hết chỗ nói của ẩm thực phở.
Ngày xưa yêu được con bà hàng phở là cả một cuộc danh giá. Li hôn con bà hàng phở thì thôi rồi, đời ta xem như hai chấm… xuống ruộng. Tôi đã chứng kiến một chàng trai tên Hải bị con gái ông phở Cảnh đá đít, suýt nữa thì dẫn đến quyên sinh.
Chữ Phở là danh giá vì nó đặc trưng cho Hà Nội mình, cho bản sắc một dân tộc có cả nước lẫn cái, có cả đất liền và biển cả.
Lào không có biển mà vẫn có phở là cớ làm sao? Phở ngon như hoài niệm thiêng liêng về người Hà Nội. Cho ta một hoài niệm xứ sở sao nỡ quên nước Lào.
Một ngày ăn phở đến ba lần: sáng, trưa, tối là thử thách lòng kiên nhẫn hiếm có. Nhưng bảy ngày ăn phở Lào đủ thấy nó đáng phải lưu tâm thế nào.
Cũng là ăn cái con gặm cỏ và nhai lại nhưng ăn thịt bò Lào sao lại mềm thế, ngọt thế, thơm thế. Cái thứ thịt của hồng nhan, khêu gợi lắm, đằm thắm và thật thà.
Ăn phở ở Hà Nội đôi lúc gây nên một bức xúc “lớn lao”. Quất thay chanh, húng chó thay hành, tỏi và dấm liên quan gì đến phở. Ai cũng làm phở được, đó là sự vô lễ đối với truyền thống phở, đó là cuộc đùa dai buồn thê thảm trong lịch sử phở làm cho Tràng An phẫn nộ.
Tôi tin rằng những người Việt đã xuất khẩu phở Hà Nội sang Lào như một cuộc lánh nạn văn hoá. Tất nhiên chỉ trong phạm trù phở. Phở Lào, nhìn bao quát đang có vẻ vượt trội về chất lượng và sự tinh tế so với phở ta. Nhiều người chứng thực điều này chứ không phải cố tình khen bạn hơn khen mình. Thực ra, ta đang xuống cấp về phở.
Sao lại thiếu xá sùng trong nước phở. Lào có. Sao thiếu xương bò ống lưu cữu mấy ngày liền trong nước phở, ninh đi ninh lại vẫn còn ninh. Lào có. Sao không thái phở bản to, bánh mỏng. Lào có. Hành, cả thân lãn củ, tương ớt, chanh tươi, ớt tươi, gừng khô… không thiếu thứ gì. Đấy là phở của Lào.
Ăn một bát phở ở Viên Chăn, má hây hây, nóng hây hẩy, toát cả gió Lào.

Hai kilômét các chủ hàng đốt đuốc dọc sông Mê-kông bán đủ thứ món nhậu trên trời dưới biển, từ con cá rô phi to bằng hai bàn tay, đến con chim sẻ, chim chích chỉ nhỏ bằng ngón tay, sướng lắm, ngồi cả đêm không ai cấm. Ru dương một lũ Trương Chi với rượu, với chim, với cá và cuối cùng vẫn… phở.
Phở như nỗi ám ảnh về Hà Nội 36 phố phường. Giờ chắc đã 360 hay 3.600 phố phường, lại càng ám ảnh.
Bao giờ Phở lại xưa như Hà Nội cũ. Thanh xuân, hồi xuân được không, em?
Đi ăn phở Lào mất hơn hai triệu tiền vé hàng không nhưng không thể không khen. Khen không chỉ vì tình hữu nghị./.

0 nhận xét:

Gỏi gà xé phay bắp chuối hột

Gỏi gà xé phay bắp chuối hột

23:34 kstourist.com 0 Comments

Nguyên liệu:

1/2 con gà ta (1,2 kg/con), 100g bắp chuối hột, một nhúm rau răm, 1/2 củ hành tây, một nhúm hành phi.

Thực hiện:

Làm nước mắm chua ngọt: một muỗng xúp nước mắm, một muỗng xúp nước cốt chanh, hai muỗng xúp đường, hai muỗng cà phê tỏi, ớt băm, trộn đều.

Gà làm sạch, luộc chín, lóc bỏ xương, xé miếng vừa ăn.

Rau răm rửa sạch, xắt nhuyễn, hành tây bóc vỏ, xắt lát mỏng. Bắp chuối hột luộc cho bớt chát, xé miếng vừa ăn, vắt thật ráo. Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nước mắm pha chua ngọt, cho ra đĩa, rắc hành phi lên trên. Món này có thể dùng chung với bánh phồng tôm.

0 nhận xét:

bát nhiễm độc?,

Làm sao để biết ly cốc, bát nhiễm độc?

17:51 kstourist.com 0 Comments

Theo các chuyên gia hóa học, đồ sứ, thủy tinh càng đẹp long lanh hoặc trang tríhoa văn sặc sỡ thì nguy cơ có độc tố càng cao.
Càng nhiều hoa văn, càng độc.

Giải thích về vấn đề này, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học -Công nghệ Thực phẩm cho biết, các thí nghiệm cho thấy đồ gốm sứ hoa văn càngsặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn.
 
Bởi thuỷ tinh nung trên 1.000 độ C thường khôngcó màu. Ly cốc tách đẹp rực rỡ là do nhà sản xuất cho thêm chì vào vừa tạomàu, vừa giảm nhiệt độ nung để tiết kiệm năng lượng. Chì còn được tráng bênngoài để nhờ tính chất truyền sáng làm đồ thủy tinh đẹp long lanh. Nguy hiểmnhất là những sản phẩm có hình in sát mép cốc vì chì dễ xâm nhập vào cơ thểkhi người sử dụng ăn, uống, đặc biệt là trẻ nhỏ.
 
Nên dùng bát đĩa gốm sứ màu trắng trơn.Ảnh: T.Giang
Ngoài ra, đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nungở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Nguyên nhân làvì thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 - 1.500 độ C. Nhưng nếupha thêm chì chỉ cần nung ở 800 - 1.100 độ C đã được một lô thành phẩm, vừatiết kiệm được năng lượng, vừa có sản phẩm hoa văn đẹp mắt.
 
Vì vậy, những sản phẩm nung thủ công càng rẻtiền thì quy trình càng không chuẩn, thậm chí bị cắt giảm để tiết kiệm thờigian, chi phí nên đồ càng độc. Những sản phẩm độc hại này càng thôi nhiễmchì cao nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... bởi ở nhiệt độ cao, cóaxít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn vàgây độc cho cơ thể.

Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, nên cẩn trọng với những ly, cốc được thiết kếriêng độc đáo làm quà tặng hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi hoa vănđược dán, vẽ lên men phải nung ở nhiệt độ thấp để giữ màu nên không loại bỏđược độc tố chì trong sứ.

Thử độ độc với dấm và nước
 
- Ngâm bát vào dung dịch dấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng.
 
Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.
 
- Sản phẩm thủy tinh chứa chì độc hại khi gõ vào nghe tiếng rất vang như đồ kim khí. Hàng thủy tinh nguyên chất không có tiếng kêu coong coong.
 
TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm
TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐHQG Hà Nội) chorằng, hàm lượng chì trong đồ thủy tinh lớn, gặp điều kiện thuận lợi có thểthôi ra, thâm nhập và tích lũy trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh,máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Nếu tiếp xúc với môi trường axít,kiềm, hoặc nhiệt độ cao các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vàothực phẩm, nước. Nhiệt càng cao, chì càng bị kích hoạt tách ra nhiều hơn.

Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hôhấp, tiêu hóa và qua da khi người cầm, nắm sản phẩm.

 Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo nên mua bátđĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóngloáng.
 
Hạn chế dùng bát đĩa tráng men màu trong lòngbát. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên muabát mới (bởi men chì nhanh bị mài mòn, hàng chợ càng chóng bị bong tróc men,phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều và ngấm hết vào thức ăn, rất nguyhiểm cho người dùng).
 
Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăntrong lò vi sóng vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn.Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ, mà nên để trong lọ thủy tinh.

Với đồ thủy tinh, tránh những đồ long lanh, bắt mắt. Chỉ nên dùng sản phẩmthủy tinh không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài (vì lớp tráng có thể nhiễmchì). Nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì(nếu có) trên bề mặt.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra độ nung và kim loại nặng độccủa bát đĩa gốm sứ bằng cách: Ngâm bát vào dung dịch dấm ăn, nếu bát có dấuhiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vàochỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bátnung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.

Với đồ thủy tinh, sản phẩm chứa chì độc hại thường khi gõ vào nghe tiếng rấtvang như đồ kim khí. Hàng thủy tinh nguyên chất không có tiếng kêu coongcoong.

TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo khôngnên sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ly cốc, bao góithực phẩm bằng nhựa nên chọn loại màu trắng chuyên dành cho thực phẩm.
 
(Theo GĐXH)

0 nhận xét:

Rượu ngô – quà tặng từ cao nguyên đá

Rượu ngô – quà tặng từ cao nguyên đá

17:50 kstourist.com 0 Comments

SGTT.VN - Vùng đất địa đầu có những nét đẹp thường được nhắc đến như các phiên chợ vùng cao đầy màu sắc đồ thổ cẩm, những đêm chợ tình đầy nắng gió và những tiếng sáo, tiếng khèn… nhưng ít ai biết đến một nét khác của người Mông – văn hoá rượu ngô. Một thứ rượu độc đáo làm say đắm lòng người khi đến cực Bắc – Hà Giang.
Tìm đến cao nguyên đá Hà Giang, nơi cộng đồng của 23 dân tộc cư trú và sinh sống. Có lẽ rượu ngô độc đáo và làm say lòng du khách không chỉ bởi hương nồng, êm dịu và một chút mới lạ của loại men lá đặc biệt… mà hơn hết chính là thứ tinh tuý từ núi đá và vô vàn khó nhọc của người Mông nơi đây.


Thật không thể tưởng tượng được người Mông ở Hà Giang lại phải sản xuất rượu ngô cực nhọc và vất vả đến vậy! Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, mây mù bao phủ, ngoài cây ngô, không có loài cây nào có thể sinh trưởng mạnh như vậy. Và cây ngô cũng kiên cường, có sức sống mãnh liệt như chính người Mông nơi đây. Cảnh những người Mông gùi đất đổ vào từng hốc đá trên cao nguyên để trồng ngô – chuyện khó tin nhưng có thật, đá tai mèo sắc nhọn có thể đâm nát chân người… đã làm tôi thực sự xúc động! Vậy mà, họ đã làm nên những điều kỳ tích đáng khâm phục.

Vào mùa xuân, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cũng là lúc người Mông đem hạt giống đi bỏ vào từng hốc đá tai mèo. Đồng bào nơi đây có câu nói “sống trên đá, chết vùi trong đá” và lạ thay những nương ngô năm nào cũng xanh tốt, cho năng suất cao, không ăn hết ngô, đồng bào dùng để nấu rượu và bán lấy tiền mua gạo và đồ dùng khác. Quả là đá không phụ công người. Với đôi chân dẻo dai, chắc khoẻ, mùa thu hoạch, ngô lại được chất đầy trong quẩy tấu (gùi) cao vút trên lưng về nhà...

Các công đoạn nấu rượu ngô không kém phần cầu kỳ, gian nan, từ việc gùi những bình nước, bó củi cách bản làng 3 – 4km đến việc nấu chín ngô, ủ men lá – một loại men độc đáo ở vùng cao ít độc tố. Rồi đem lên bếp chưng cất khoảng từ năm đến sáu tiếng mới cho những giọt rượu thơm, đậm đà. Rượu có hương dịu của thứ men lá đặc trưng, vị nồng êm và ngọt của ngô núi.

Vào các bản làng người Mông, hầu như nhà nào cũng nấu rượu ngô, các gia đình đều có những chum rượu to vừa để dùng, vừa để đãi khách quý. Rượu ngô là thứ uống thường xuyên và không thể thiếu đối với người Mông, ở vùng cao. Vào các chợ phiên người ta thoả sức uống cho say mềm rồi ngủ ngay bên vệ đường, vách đá, có khi ngủ cả trên lưng ngựa để mặc vợ đưa về… Để lý giải tại sao người Mông uống nhiều rượu đến vậy? nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc Nguyễn Quanh Bách, trưởng phòng di sản văn hoá phi vật thể, bảo tàng tỉnh Hà Giang cho biết: “Cao nguyên cực Bắc của Hà Giang khí hậu ôn hoà mát mẻ, dù là mùa hè nhưng ban đêm ngủ vẫn phải đắp chăn, mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, có khi xuống âm độ, và thường có tuyết rơi… Vì vậy, rượu sẽ làm người Mông ở rẻo cao ấm áp hơn trong cuộc chống chọi với những đợt giá rét như cắt da, cắt thịt”.

Ngày nay, rượu ngô Hà Giang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có nhiều loại khác nhau nhưng có lẽ nổi tiếng được mọi người biết đến là rượu ngô Thanh Vân ở Quản Bạ. Giữa tiết trời giá lạnh, sương núi giăng giăng, ngồi quán nhỏ nơi phố đá xuýt xoa bên tô cháo ấu tẩu nóng, hay chảo thắng cố thơm lừng, thêm một chút rượu ngô mềm môi – thật thú vị và ấm lòng lữ khách.

BÀI VÀ ẢNH: ĐÀO DUNG

Ghi Chú thêm: 
Bourbon Whisky là loại Whisky được sản xuất từ ít nhất 51% bắp 
Corn Whisky là loại Whisky từ ít nhất 80% bắp 

Liquor still  Frankfort, Kentucky  (quá đẹp !) 
http://www.muivi.com

0 nhận xét:

Tiêu gia vị không chỉ có thơm

Tiêu gia vị không chỉ có thơm

17:49 kstourist.com 0 Comments

Tiêu hay còn gọi là hồ tiêu, thứ gia vị thơm ngon không thể thiếu khi tẩm ướp, chế biến món ăn, nơi góc bếp, trên bàn ăn…trong mỗi gia đình của người Việt.
Việt Nam phổ biến có hai loại tiêu: tiêu đen và tiêu trắng (sọ) và thường được trồng tại nhiều địa phương từ Quảng Trị đến Kiên Giang (Đồng Nai, Đắc Lắc, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Phú Quốc…)
Tiêu đen rang chín, xay nhỏ rất thơm, thường được dùng để ướp, nấu thức ăn. Còn tiêu trắng vị hơi nhạt, cay đậm nên vừa dùng để tẩm ướp, nấu, và trang trí trên món ăn. Những thông tin dưới đây có thể bạn chưa biết về tiêu - thứ gia vị không chỉ có thơm mà còn rất hữu ích.

Tiêu chữa ho, sâu răng hiệu quả
Tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm cơ thể…Tiêu đen trong dân gian hay dùng để chữa cảm lạnh, bởi khi tiêu đưa vào cơ thể sẽ làm toát mồ hôi, và làm ấm bụng.
Tiêu chữa ho: chỉ cần nhai từ 1 đến 2 hạt tiêu đen, ngậm trong lưỡi nhiều giờ sẽ đỡ ho, ngậm nhiều ngày sẽ khỏi.
Tiêu chữa sâu răng: răng bị sâu có thể dùng tiêu đen xay nhỏ, cộng với một chút muối xát vào chỗ đau, làm từ 3 – 5 lần sẽ khỏi.
Tiêu giàu nguồn vitamin C
Ít người biết rằng trong tiêu còn chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả cà chua. Và trung bình 1 muỗng cà phê tiêu xanh sẽ cung cấp đủ nhu cầu can xi hàng ngày cho một người. Ngoài ra trong tiêu còn có chứa các chất như tinh dầu, chất béo, tinh bột…
Tiêu xanh muối chua
Tiêu xanh còn non (chưa có sọ rất giòn) hái cả chùm rửa sạch, phơi ngoài bóng râm cho héo một chút. Nấu nước dấm đường để nguội, cho tiêu vào hũ rồi đổ ngập nước ngâm khoảng từ 5 – 7 ngày là có thể dùng được. 
http://www.amthuc.net.vn

0 nhận xét:

Gà nấu nui chay

Gà nấu nui chay

00:01 kstourist.com 0 Comments

VẬT LIỆU VÀ CHUẨN BỊ (Ingredient And Preparation)
- 15 cọng nui ống – 5 lá thơm – 100g củ kiệu tươi
- 2 ổ bánh mì lạt – 100g cà hộp
- 3 cây mì căn – 1 muỗng xúp bột năng
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt, ngò, dầu ăn
Hình minh họa

CÁCH LÀM VÀ TRÌNH BÀY (METHODS)

1. Chuẩn bị
- Mì căn: xắt thành từng miếng to như thịt gà (xắt bằng ngón chân cái, vanh ở các cạnh cho giống như thịt gà).
- Nui ống: đo dài hơn miếng mì căn mỗi bên độ 2cm, bẻ ra luộc sơ (đừng cho chín quá), vớt ra, lau khô, cho vào chảo dầu chiên hơi vàng, dùng làm xương gà (có thể thay cọng sả ở phía mép nhỏ cũng được), găm cọng mì vào giữa miếng mì căn cho lòi hai đầu ra ngoài, giả làm xương gà.
- Kiệu tươi: lấy phần củ, xắt mỏng, bằm nhỏ.
- Bánh mì: xắt ra từng khoanh mỏng, dày độ 1cm.
2. Cách nấu
- Bắc soong nóng, cho độ 5 muỗng xúp dầu ăn vào, dầu sôi, cho kiệu tươi bằm nhỏ vào cho thơm, cho cà hộp + lá thơm vào, xào độ 5 phút, cho mì căn vào, xào lên cho mì căn thấm đều cả, chế nước sôi (hoặc nước dừa tươi) vào soong cà, chế cho ngập mì căn, nấu lửa vừa cho mì căn chín và thấm đều cà, nêm lại cho vừa ăn, nước còn sền sệt là được.
- Bột năng hòa với 3 muỗng xúp nước lạnh cho hơi loãng cho vào, thấu nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
3. Trình bày
- Múc gà ra đĩa sâu, gắp lá thơm ra bỏ, trên rắc thêm tiêu + ngò cho thơm. Món này dùng chung với bánh mì hoặc với cơm.

0 nhận xét:

Cà tím nướng chay

Cà tím nướng chay

00:00 kstourist.com 0 Comments

Chuẩn bị

- 1 trái cà tím lớn
- 1 cây boa rô (leeks) lấy phần xanh
- chút dầu, muối, tiêu, đường, nước tương (nhớ đọc kỹ thành phần có phải dùng cho ăn chay không nha)
Cách làm

1) Bật lò nóng khoảng 200 độ C. Cho cà vào lò và nướng khi nào mềm và vỏ tróc ra. Trước khi cho vào lò nhớ lấy dao xăm xăm khắp trái cà.
3) Lấy ra khỏi lò cho nguội và lột da của cà tím, trộn chút muối, đường, nước tương
4) Bắt chảo lên bếp, cho chút dầu vào và để dầu nóng rồi cho cà để ướp gia vị vào và đảo đều trong vòng 2'  Cho boa rô vào và đảo cho đều rồi trút ra dĩa.
5) Rắc chút tiêu, vậy là xơi thôi.

0 nhận xét:

Cà ri chay

Cà ri chay

23:59 kstourist.com 0 Comments

Lâu lâu thay đổi khẩu vị bằng món cà ri chay. Mặc dù chay nhưng nhìn cũng bắt mắt và ăn cũng bắt ... miệng.


Nguyên Liệu:
- 2 miếng tàu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn.

- 5 trái đậu bắp xắt xéo, mỏng.
- 1 củ khoai (150g) xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.

- 1 củ khoai tây xắt miếng vừa ăn
- 100g nấm rơm bỏ rễ, ngâm nước muối chừng 15 phút. Vớt ra rửa lại bằng nước lạnh, để ráo.

- 200g dừa nạo vắt lấy 2/3 chén nước cốt, hai chén nước dảo (để riêng).
- 1 muỗng canh bột cà ri

- 1 khúc boa-rô

- 2 ổ bánh mì
- 1 muỗng cà phê bột nêm chay, đường, ớt, muối, húng cây

Thực hiện - Ướp đậu hủ, khoai tây, khoai lang với cà ri, muối, bột nêm

- Phi thơm  boa-rô, cho đậu hủ, khoai, nấm vào xào cho săn. Đổ nước dảo dừa vào, nấu cho khoai chín. Cho tiếp đậu bắp vào, nấu vừa chín. Cho nước cốt dừa vào, nêm nếm lại theo khẩu vị (nếu muốn ăn vị hơi béo, có thể thay một chén nước dảo dừa bằng một chén sữa tươi không đường).
Dùng nóng với bánh mì hoặc bún, có thể thêm muối ớt chanh.
Hướng dẫn: Nhà hàng Vân Cảnh, 184 Calmette, Q.1, TP.HCM

Theo PNO

0 nhận xét:

Gỏi Chay

Gỏi Chay

23:59 kstourist.com 0 Comments

Cùng biến tấu với nguyên liệu rau củ quen thuộc để làm nên những món gỏi – món khai vị thường thấy trong những bữa tiệc, thật đặc sắc. Càng thú vị hơn khi đó là những món gỏi chay.

1.Gỏi rau muống


Nguyên liệu:
50g tai heo chay, 50g tôm chay, 200g rau muống, 30g rau húng lùi, 10gmè rang. Nước trộn: Hoà tan 1 thìa súp nước cốt chanh + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê ớt xay + 1 thài cà phê tỏi xay + ½ thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê hạt nêm.
Thực hiện:
- Tai heo và tôm ngâm nước 15 phút, trụng sơ. Tai heo cắt lát mỏng, tôm chẻ đôi.
- Rau muống bỏ lá, lấy cọng, cắt khúc khoảng 7 – 10 cm, trụng sơ, ngâm nước đá khoảng 5 phút cho xanh giòn, vớt ra để ráo.
- Trộn đều tai heo, tôm chay, rau muống với nước trộn. Cho gỏi ra đĩa, rắc rau húng, mè rang lên, dùng kèm bánh phồng chay chiên, chấm nước mắm chay chua ngọt.
Mách nhỏ: Để rau muống có màu xanh, trước khi trụng rau nên cho ít muối và dầu ăn vào nồi nước sôi, cho rau muống vào đảo đều rồi đem ngâm vào nước đá.
2. Gỏi bắp cải
 
 
Nguyên liệu:
2 cây mì căn, 200g bắp cải trắng, 50g nấm bào ngư, 50g cà rốt, 50g hành tây, 30g rau răm, 10g hành phi, 10g đậu phộng rang, 10g bánh phồng, 2 thìa súp dầu ăn, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm.
Nước trộn: Hoà tan 2 thìa súp nước cốt chanh + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê ớt xay + 1 thìa cà phê tỏi xay +½ thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê hạt nêm, nêm chua ngọt vừa ăn.
Thực hiện:
- Mì căn ngâm sơ, rửa sạch, xé sợi, chiên vàng. Nấm bào ngư ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ, xào sơ, cho mì căn vào xào chung, nêm muối, hạt nêm vừa ăn, để nguội.
- Bắp cải bào sợi mỏng. Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi. Hành tây cắt sợi mỏng. Cho tất cả vào tủ lạnh để 30 phút cho giòn.
- Trộn đều rau củ và mì căn với nước trộn, thêm rau răm cắt nhuyễn vào, trộn lần nữa.
- Cho gỏi ra đĩa, rắc hành phi và đậu phộng rang lên. Dùng kèm bánh phồng chay chiên và nước mắm chay chua ngọt.
Mách nhỏ: Để bắp cải, hành tây bớt hăng,cà rốt giòn thì khi cắt sợi xong, trộn đều với 2 thài súp nước cốt chanh, đường, để vào tủ lạnh, vắt ráo nước trước khi trộn.

0 nhận xét:

Cá voi xám thân thiện tại vùng biển San Ignacio Lagoon, Mexico

20:01 kstourist.com 0 Comments

Du khách có thể sờ đầu, răng, lưỡi hay thậm chí hôn vào cá voi xám, một trong những loài cá voi thân thiện nhất thế giới ở vùng biển San Ignacio Lagoon, Mexico.Những người đam mê động vật hoang dã được nhà động vật học và dẫn chương trình của BBC, Mark Carwardine, giới thiệu về loài động vật khổng lồ.Mark Carwardine nói rằng: "Việc được sờ tận tay và nhìn vào mắt con cá voi là một trong những

0 nhận xét:

ăn trưa,

Bánh mỳ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế

18:16 kstourist.com 0 Comments

Công thức
Nguyên liệu cho phần bột:

500g bột mỳ.
7g men nở (yeast)
50g bơ
150ml nước ấm
4 trứng gà
4 muỗng canh mật ong
1 muỗng cà phê muối
Phần nhân:
3 lòng đỏ trứng gà
80ml sữa tươi
100g đường
vani, muối
1 muỗng ăn bột mỳ
3 trái đào, gọt vỏ, bỏ hột, cắt đôi.
(Lượng nhân này đủ cho nửa số bột ở trên)

Cách làm nhân:
Trong một cái nồi cỡ vừa cho lòng đỏ trứng vào đánh kỹ với đường.
Cho sữa tươi vào khuấy đều. Rây bột từ từ vào, quậy đều.
Đặt nồi lên bếp lửa nhỏ, khuấy liên tục khoảng 5 phút, tắt bếp. (Chú ý là phải khuấy liên tục, tránh cho trứng bị kết tủa).
Đổ ra một tô sạch, để sang một bên.

Cách làm bánh:
Trộn bột mỳ với men nở, muối cho đều.
Cho tất cả nguyên liệu vào máy nhồi khoảng 20 phút.
Để bột ủ trong máy khoảng 1 giờ (bột nở gấp 3 lần). Lúc này đi làm nhân.
Lấy bột ra, nhồi cho hết bọt khí. Chú ý là bột này rất ướt, nếu bột dính tay quá có thể cho vào tủ đá 15 phút rồi đem ra tạo hình sẽ dễ dàng hơn.
Tạo hình xong để bột nở lần 2 (khoảng 30 đến 45 phút, tùy thời tiết). Như bánh ở trên, mình dùng khuôn tròn cắt bánh rồi cho kéo bột hơi giãn ra thành hình ovan. Múc một muỗng ăn nhân đổ vào giữa miếng bột. Tùy theo đường kình miếng bột lớn hay nhỏ, mà đặt 1 hoặc 2 nửa quả đào lên trên.
Lò 180°C, bật lò trước khoảng 10 phút. Cho khay bánh vào nướng khoảng 12 đến 15 phút, đến khi bánh có màu vàng như ý.
Lấy bánh ra, quét một lớp mứt đào lên trái cây. Ăn nóng.

0 nhận xét:

Bánh ít trần

Bánh ít trần

18:16 kstourist.com 0 Comments

http://www.muivi.com
Dọn tủ để đi chợ, thấy còn bịch bột nếp dở, lại nhớ món bánh ít. Lá chuối ở đây không có sẵn nên cho chúng…trần trụi vậy
Công thức cho 12 viên bánh lớn

200g bột nếp,  2 muỗng ăn bột gạo, 200ml nước nóng già và chút muỗi
100g đậu xanh cà vỏ, ngâm mềm, đồ chín, tán mịn
120g thịt nạc vai xay nhỏ
120g tôm lột vỏ, bỏ chỉ, xay nhỏ
Muối, đường, tiêu, 1 cây hành lá, dầu ăn

Cách làm:

Bắc chảo cho 1 muỗng dầu ăn phi đầu hành cho thơm, cho thịt và tôm xay nhỏ vào xào sơ, nêm muối đường cho vừa ăn.
Trộn tôm thịt vừa xào với đậu xanh đồ chín, nắm thành 12 viên.
Bột nếp và bột gạo trộn đều cho vào tô, đổ nước nóng già có pha chút muối vào, ngào mịn. Chia bột thành 12 phần.
Bột tản đều, gói kín nhân vào giữa. Ấn hơi dẹp, dùng đầu ngón tay cái ấn vào giữa bánh.
Bắc nồi nước sôi, cho xửng lên cho nóng, tráng chút dầu ăn, sắp bánh vào hấp khoảng 10 phút.
Bánh chín lấy ra đĩa, phết dầu ăn đều lên mặt bánh. Cho hành lá lên trên. Dùng với nước mắm chua ngọt.

0 nhận xét:

Gỏi Rau Càng Cua

Gỏi Rau Càng Cua

00:05 kstourist.com 0 Comments

Nói đến rau Càng Cua, người ta nghĩ ngay đến món rau càng cua trộn dầu giấm.

Càng Cua là loại rau mọc phát tán tự nhiên ở nơi đất ẩm. Gặp mưa, Càng Cua phát triển càng nhanh, thân to mập, mọng nước. Trong điều kiện gia đình, có thể dùng bất kỳ chậu cây cảnh nào để cây Càng Cua vào và chỉ cần chăm tưới nước là có rau Càng Cua tươi và sạch để ăn. Biết cách chăm sóc sẽ có rau ăn quanh năm.


Nếu ngày trước rau Càng Cua chủ yếu có mặt trong các bữa cơm gia đình thì giờ đây, Càng Cua lại được các nhà hàng chế biến thành các món ngon. Tuy mọc tự nhiên nhưng rau Càng Cua không rẻ so với các loại rau sống khác.



Rau Càng Cua có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước có tác dụng giải khát tuyệt vời. Rau Càng Cua có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở. Giã nát rau Càng Cua, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng. Có nhiều cách làm món này.

Rau Càng Cua với dầu giấ m thịt bò
Thịt bò ướp gia vị vừa ăn. Rau Càng Cua rửa sạch để ráo nước rồi sắp ra đĩa. Cho dầu vào chảo, phi hành thật thơm, sau đó bỏ thịt bò vào đảo nhanh và trút ra, trải đều trên mặt đĩa rau. Giấm hòa với bột nêm, ít đường, tỏi bằm nhuyễn (có thể cho thêm ớt) sao cho có vị đủ chua, ngọt vừa ăn. Nước tiết ra từ thịt bò và dầu giấm sẽ làm cho rau thấm gia vị. Món này dùng ngay sau khi chế biến là ngon nhất.

Cầu kỳ hơn, để giúp món Càng Cua dầu giấm này có hình thức hấp dẫn, người ta đặt lên đĩa mấy lát cà chua và trứng vịt luộc, mỗi quả cắt thành 6 miếng. Đĩa rau Càng Cua sẽ trở thành một bức tranh đủ các màu xanh, đỏ, trắng, vàng, hấp dẫn và ngon mắt. Rắc thêm ít lạc rang lên món ăn và khi đó vị hơi chua, mát của Càng Cua đậm đà thêm bởi vị đậm của thịt bò, vị thanh của trứng luộc, vị cay của ớt và thơm bùi của lạc.


Đơn giản hơn, dầu giấm và trứng vịt cũng tạo nên món Càng Cua ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng. Có thể thay trứng vịt bằng đậu phụ cắt miếng nhỏ chiên giòn, làm thành món chay hấp dẫn.

Ngoài ra, chế biến thịt ếch với rau Càng Cua cũng được món ngon. Phi hành tỏi cho thơm rồi xào ếch, sau đó cho vào rau Càng Cua. Có thể cho thêm ít bột mì hay bột năng vào nước giấm để tạo thành nước xốt. Có thể chế nước xốt vào rau hoặc chấm rau. Với cua, tôm, cá, rau Càng Cua đều hợp cả.

Gỏi rau càng cua

Nếu món Càng Cua trộn dầu giấm bị cho là hơi cầu kỳ thì gỏi là món chế biến khá nhanh.


Rau Càng Cua rửa sạch, để ráo nước. Giấm hòa với gia vị nhạt rồi bóp nhẹ với rau càng cua. Hành phi, trộn với tôm khô, da lợn luộc xắt mỏng, lạc rang… Trộn tất cả với rau đã bóp giấm và nếm cho vừa ăn. Các vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn của rau càng cua, dai của da lợn, mềm của tôm khô làm thành món gỏi ngon đặc biệt. Cũng có thể thay thịt bò hoàn toàn bằng tôm thẻ tươi lột ướp với chút bột nêm, phi tỏ băm xào chín đổ lên dĩa rau thật bắt mắt.


Ngoài ra, rau Càng Cua còn trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm… và chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn.


Rau Càng Cua sẽ là món ăn bất ngờ trong bữa cơm của bạn.
http://www.muivi.com

0 nhận xét:

Bánh cam nhân hạt dẻ nướng

Bánh cam nhân hạt dẻ nướng

00:03 kstourist.com 0 Comments

http://www.muivi.com
Cuối tuần đi chợ mua được một túi hạt dẻ thật ngon. Đem về bỏ vào lò nướng thơm thơm là. Ngồi bóc vỏ cả nhà ăn thỏa thích vẫn còn một ít, đem làm nhân bánh cam. Hạt dẻ bùi, thơm và ngọt đủ để không phải thêm đường.
Ngào bột xong bắt đầu bóc vỏ hạt dẻ làm nhân, nên mấy em này khoác thêm một lớp áo trắng :P
Nhân hạt dẻ thơm bùi, ngọt thanh…
Một mâm bánh rán cho chiều chủ nhật…

0 nhận xét:

Hai má … của nhau

Hai má … của nhau

00:01 kstourist.com 0 Comments

Không phải má cho uyên ương “thơm ” nhau mỗi lần gặp gỡ mà má đây là để ăn, để thưởng thức một món ăn độc đáo, hương vị không kém phần quyễn rũ, đó là: cá bạc má và rau má.
Cứ mỗi bận chuyển gió mùa bà tôi lại nhìn ra cửa biển với câu: “nhờ trời, lại đánh được cá bạc má. Sáng mai bà ra chợ mua bạc má cho cháu ăn rồi hãy về tỉnh”.
Quê bố tôi ở sát biển, làng diêm và làng cá. Cả đời người chạt muối trắng lưng, oằn lưng kéo cá, bán mạng mình cho cá trong những chuyến ra khơi. Khối người chết trong những mùa giông bão.
Lại gió mùa…
Ở lâu thấm vào da cái gió mùa của biển. Mặn của se se muối, tanh tao, rời rợi của cá sống. Bạc má bơi từng đàn lớn, lấp lánh như chào đón vệt làng quê xanh rì bên sóng vỗ đại dương.
Bạc má thân thuôn dài, hơi dẹt, vây đuôi thanh mảnh, có hai đến ba gờ da mỗi bên. Cả một đàn bơi vun vút như tên bắn thời trung cổ mỗi khi sóng triều xô lên bờ. Nó ăn vật nổi. Giáp xác và cá con là mồi yêu thích.
Rau má là biểu tượng bất diệt của miền Trung. Gọi là Trung kỳ cũng được, theo nghĩa bóng, vì đó là lá cờ của thiên nhiên miền khắc nghiệt vinh dự dâng tặng cho lam lũ và nghèo khó của con người. Rau má những năm chiến tranh và thời bao cấp đã trở thành thực phẩm chính bên leo lét của tội nghiệp đèn dầu.
Bây giờ rau má mới trở nên sang trọng. Nó đang lên ngôi trong ê chề cá, thịt, bệnh gout, tiểu đường và vô vàn bệnh tình khó chữa.
Rau má có bút danh như bút danh nữ sĩ: Tích Tuyết Thảo. Nó cứ lan, cứ non tơ trên bờ ruộng, trên đá, trên cát, trên tà vẹt đường tàu. Nó lan theo gió để cứu vãn con người ở xứ sở này.
Chẳng thế mà nó đã kéo dài tuổi thọ của võ sư môn Thái Cực Quyền, pháp danh Lý Thanh Vân tận Trung Hoa lên tới 256 tuổi. Nó làm cường lực cho một ông vua hiệu Aruna ở mãi Srilanca để đủ sức chiều chuộng gối chăn cho 50 tì thiếp suốt ngày đêm. Rau má bình dân là thế, cao siêu là thế, thần dược là thế.
Trên cái mẹt của bà tôi trở về từ chợ sáng hôm sau đã có bốn bạc má xếp hàng, tươi lấp lóe như bốn lưỡi dao. Bốn con bạc má nguây nguẩy, xanh len lét, chưa nấu đã muốn ăn. Chà, bà nói đúng thật. Chiều qua mới heo heo da, sáng nay đã bạc má. Bà là của biển từ thuở cắp nón theo ông từ cửa biển Hải Phòng đến cửa biển nơi này nên bà suốt đời là biển.
Cá bạc má không đánh vẩy, ướp chút nước mắm, ba quả ớt đỏ, tiêu bắc chút thôi. Nồi đất và lửa rơm là bè bạn của nhau. Tôn vinh nhau là lửa và đất. Đó là tình nghĩa của những kẻ quê mùa. Nồi đất để cho bạc má và lửa rơm đã công kênh bạc má tỏa một hương vị không có cá nào bì được.
Đun cá bạc má là phải để lại một chút nước chấm rau má. Bà gắp ba con  ra mặt đĩa sành. Thẳng đuỗn, thơm phức. Bánh tráng của vùng biển  cong veo, nổi u, bùi và  thơm ngậy. Ở miền Bắc người ta vẫn đồn bánh đa chợ Kế, bánh quế Hải Dương nhưng bánh tráng của miền Trung cũng khó nơi nào bì kịp. Thế mới thấy những vùng khắc nghiệt sao lại sinh ra lắm anh hùng thế. Anh hùng cũng là sản nhân danh giá của một thời.
Cuộn cả rễ cả thân cả lá của rau má với nhau mới thấy thương cho lóp ngóp bão lụt của miền Trung đùm bọc. Chấm rau má với nước  cá kho bạc má mới thấy mặn mòi một tình yêu biển không dễ gì pha loãng. Xéo một miếng nục nạc bạc má, gói vào rau má, kẹp vào hai miếng bánh tráng là nhà quê, là quê hương có đủ vị trong hồn.
Hôm nay tự tay chế biến món bạc má- rau má như chế lại một hoài niệm mà vẫn biết hoài niệm không thể nào chế lại. Bà đã yên nghỉ ngàn thu dưới những chùm rau má xanh non. Tóc mình đã trắng. Chỉ tình yêu bà là không bao giờ bạc cả…
Cả lũ bạn được nhậu một giấc say bạc má – rau má và giơ xương chềnh ềnh nằm ngủ không khác gì những con bạc má khi tàn tiệc. Gió của ngày tàn đông hiu hiu thổi. Trong mơ thấy một vùng cửa biển, cát và muối trắng như nhau. Thấy một ngôi nhà xiêu vẹo đang chống đỡ với gió và với cát. Thấy bạc má đang giương vây lao vun vút theo hướng thủy triều…

0 nhận xét:

Nhà hàng Hương Cảng

Nhà hàng Hương Cảng - Ấm áp từ những điều giản dị

18:18 kstourist.com 0 Comments

Bạn háo hức muốn khám phá ẩm thực Hồng Kông? Bạn ao ước được nếm những món ăn hấp dẫn một lần? Không cần phải qua tận Hồng Kông xa xôi, các đầu bếp Trung Hoa của nhà hàng Hương Cảng (39A Trần Thái Tông) sẽ phục vụ bạn những món ăn Hồng Kông đích thực


Bạn háo hức muốn khám phá ẩm thực Hồng Kông? Bạn ao ước được nếm những món ăn hấp dẫn một lần? Không cần phải qua tận Hồng Kông xa xôi, các đầu bếp Trung Hoa của nhà hàng Hương Cảng (39A Trần Thái Tông) sẽ phục vụ bạn những món ăn Hồng Kông đích thực. Trong khi sử dụng những nguyên liệu đế vương nhưng các món ăn vẫn hiện đại, tinh tế, lại rất tốt cho sức khỏe, ấn tượng vào ngay giây phút chạm môi đầu tiên … là những điểm nổi bật và cuốn hút bạn khi tới với nhà hàng.

 
Không gian sang trọng của Nhà hàng Hương Cảng với khoảng 300 chỗ ngồi, cùng những thực đơn phong phú, hấp dẫn và sự phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những buổi tiệc liên hoan hội nghị, tiệc cho các đoàn khách du lịch, tiệc gia đình, tiệc sinh nhật… Chuỗi 04 phòng VIP sang trọng, được kiến tạo những góc nhìn tinh tế, hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên phù hợp cho những buổi bàn việc giữa các doanh nhân hoặc bữa tiệc gia đình ấm cúng mỗi dịp cuối tuần.

Hấp dẫn từ món ăn ngon, ấm áp từ những điều giản dị, đó là lý do để thực khách tìm đến nhà hàng Hương Cảng.
Nhà hàng Hương Cảng - Ẩm thực Hồng Kông
Đ/c: 39A Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84-4) 3795. 8889 - Fax: (84-4) 3795. 8898
Hotline: 0903 58 28 28 ( Ms Loan )
Email: nhahanghuongcang39@gmail.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Website: http://nhahanghuongcang.vn

0 nhận xét: